- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp bé nói trôi chảy
Dưới đây là một số trò chơi và hoạt động giúp bé nhà bạn nói tốt hơn. Bởi vì các bé thích học theo nhiều cách nên các trò chơi cũng cần tổ chức đa dạng. Đừng hạn chế ở một nhóm hoạt động nào hết.
Nói với bé bất cứ khi nào ở cùng con
Kể cho bé nghe một câu chuyện thú vị bạn đọc trên báo. Mô tả chuyện công sở cho con như hai người bạn. Khi cùng con đi mua sắm, hãy tả chi tiết những gì bạn sắp mua. Bạn nên tạo thói quen thuật lại những công việc vặt mỗi ngày. Chẳng hạn nếu bạn giặt quần áo, bạn có thể nói: “Mẹ sẽ lộn trái quần áo, bỏ quần áo phai màu và không giặt được bằng máy ra ngoài, đổ xà phòng vào đây. Bây giờ, cắm điện nào”. Bé nhà bạn có thể không chú ý lắm đến những gì bạn nói nhưng bé sẽ “hấp thu” ngôn ngữ và cấu trúc câu một cách từ từ mà bạn cũng không nhận ra. Đừng ngạc nhiên nếu bạn phát hiện ra bé lặp lại y hệt với người khác những gì mẹ từng nói.
Nếu bạn đặt những câu hỏi rộng cho con, ví dụ: “Con đã chơi gì ở công viên?”, bạn sẽ nhận được nhiều câu trả lời chi tiết hơn nếu bạn đưa ra câu hỏi “có – không” như “Con chơi ở công viên có vui không?”.
Nếu bé chậm trả lời, hãy cho bé câu hỏi nhiều chi tiết hơn, ví dụ: “Con đã chơi trò gì?”. Hãy cho bé cơ hội để mô tả những hoạt động bé vừa trải qua và bạn cần lắng nghe chăm chú những câu chuyện bé đang háo hức kể sau khi vừa rời công viên.
Những điều này rất quan trọng với bé. nếu bạn tỏ ra hào hứng với câu chuyện của con cho đến khi kết thúc, bé sẽ mạnh dạn chia sẻ với bạn nhiều hơn, cho đến sau này kể cả khi bé bước vào tuổi dậy thì – độ tuổi có nhiều biến đổi phức tạp.
Cho bé nghe hát hoặc nghe truyện
Các bé thích nghe giọng nói được thu âm của mình. Vì thế, hãy để bé hát một bài hoặc kể một câu chuyện rồi bạn ghi âm lại.
‘Thăm’ lại một câu chuyện cũ
Có những câu chuyện trên giá sách mà bé thích được nghe đi nghe lại nhiều lần. Do đó, bạn đừng ngại đọc mãi một câu chuyện cho con, nếu bé nhà bạn yêu cầu.
Đóng vai
Cho bé mặc một bộ trang phục và diễn tả một nhân vật bé từng được nghe. Bạn đọc lại mẩu chuyện có nhân vật đó và xem bé diễn như thế nào. Gợi ý để bé kể lại đoạn diễn vừa rồi và ca ngợi kỹ năng của bé. Hoạt động này giúp bé nói trôi chảy trước mặt người khác, nhất là khi bé chơi trò đóng kịch.
Hỏi bé miêu tả một chương trình truyền hình
Các bé đều yêu thích nói về những gì bé biết và thấy hứng thú. Một trong những cách khởi đầu câu chuyện cùng con là hỏi bé về chương trình yêu thích của bé trên tivi. Những chương trình như “phim hoạt hình” hay “chúc bé ngủ ngon” được nhiều bé quan tâm.
Dạy bé kể chuyện theo tranh
Hoạt động không chỉ giúp bé nói lưu loát mà con thúc đẩy trí tưởng tượng cho dù bé chưa biết mặt chữ.
>> Để bé nhanh biết nói
>> 8 cách để bé sớm biết nói
Phương Thảo
- Để bé 'nếm' thất bại (09:20:00 24/03/2011)
- Giúp bé qua cơn cáu giận (09:25:00 22/03/2011)
- Dạy bé phản ứng khi bị trêu chọc (09:00:00 18/03/2011)
- Cắn móng tay ở bé 3-4 tuổi (07:59:00 16/03/2011)
- Phản ứng với lời nói dối vô hại ở bé (09:00:00 28/02/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |