- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Tai hại vì dạy con bằng cách "nói lẫy"
Bị cô giáo mách, con trai (4 tuổi) hay ngoáy mũi rồi cho vào miệng, thằng bé mếu máo: 'Hôm trước, mẹ móc mũi cho con rồi bảo ăn đi, ăn đi'.
"Mẹ nói thế vì muốn con hiểu đó là bẩn chứ!" - Thiên Kim (quận 3, TP HCM) phân trần với con trai. Sau khi giải thích cặn kẽ và cậu bé hứa sẽ không lặp lại thì vài hôm sau, cô giáo lại thấy bé vẫn tiếp tục hành vi đó và hình như nó đã trở thành thói quen.
Bé Nấm, 3 tuổi (con Thu Hà, quận 2, TP HCM) lại có thói quen ăn tóc. Hà thường làm việc bên máy vi tính và hay vuốt mái tóc dài của mình rồi đưa đuôi tóc lên miệng ngậm. Cô con gái cũng cắn tóc mẹ. Một hôm, Hà phát hiện miệng con đầy tóc, thay vì bảo con không được làm thế, cô lại tức giận nói: "Tóc ngon lắm hay sao mà con ăn? Con thích thì ăn đi, ăn nữa đi!".
Mới đây, bé Nấm hay khóc đêm vì đau bụng. Đưa con đi bệnh viện khám, chụp phim, siêu âm, bác sĩ phát hiện vật thể lạ trong người cháu và phẫu thuật ra một búi tóc. Đến lúc này Hà mới biết con có thói quen ăn tóc và điều đó xuất phát từ sự nói móc của mình.
Thùy Linh (quận Phú Nhuận, TP HCM) rất buồn bực vì cô con gái gần 4 tuổi mà vẫn còn nghịch nước tiểu khi tè. Cô thường xuyên can ngăn, chỉ bảo nhưng bé vẫn không thay đổi. Các cô giáo đều than phiền vì trò chơi mất vệ sinh của bé. Được sự tư vấn của bác sĩ tâm lý, Linh được biết, bé thường có thói quen nghịch nước tiểu, nhất là ở những bé dưới 24 tháng tuổi. Tuy nhiên, với bé trên 3 tuổi, việc này là không bình thường.
Sau nhiều lần tiếp xúc với mẹ và cháu bé, bác sĩ đã tìm ra căn nguyên. Thì ra mỗi lần cháu tè và nghịch nước tiểu, Linh vừa mắng, vừa ấn người bé: "Nè, vọc nữa đi" cho hả cơn giận. Nào ngờ, sự trừng phạt đó đã gieo thói quen xấu cho con.
Dọa con 'hết hồn'
Nếu những câu khuyên răn không rõ ràng, kiểu nói dỗi, nói ngược dễ khiến bé hiểu lầm, hình thành thói quen xấu thì các trò dọa dẫm của bố mẹ cũng có thể khiến bé trở nên hoang mang, mất niềm tin.
Con của Hoài Thu (Chợ Mới, An Giang) thường hay quấy khóc đêm. Vợ chồng cô phải thay phiền nhau bế cháu ra sân đi dạo. Bố mẹ thường chỉ tay lên bầu trời và la lớn: "Ôi, ghê quá, ông trăng ăn thịt kìa". Lúc đó, bé giật mình nín bặt. Chiêu này được 2 người áp dụng thường xuyên. Đến nay, bé đã gần 3 tuổi và mỗi khi được bế ra đường ban đêm, nhìn lên mặt trăng là bé co rúm người lại rồi khóc.
Với cô con gái 3 tuổi của Kim Liên (quận 12, TP HCM) thì con mèo bằng nhựa (mỗi khi ấn vào lại kêu meo meo) là nỗi ám ảnh của bé. Khi bé được 7 tháng, đút cho bé ăn rất khó nên Liên thường dùng mèo để hù dọa con. Giấu mèo sau lưng rồi bất ngờ đưa ra trước mặt con, cùng lúc cô ấn vào cho kêu meo meo và hét lớn: "Ghê quá, ghê quá". Bị giật mình trước hành động của mẹ, cô bé khóc thét rồi há miệng. Chiêu này được Liên đưa ra mỗi khi bé lười ăn. Từ đó, bé sợ con mèo và những đồ chơi tương tự như thế.
Theo thạc sĩ Phạm Thị Thúy 0 chuyên viên tâm lý Nhà văn hóa Phụ nữ TP HCM, hầu hết các bậc phu huynh biết rõ mình nên làm gì và không nên làm gì nhưng có thể do tâm trạng không vui, bận việc hay xót con... đã hành động không đúng. Khi đó, thay vì giải thích cho bé hiểu không được làm điều gì đó thì họ lại nói lẫy, nói ngược... trong khi con cái luôn tin vào lời nói và chưa nhận thức được hoàn toàn cảm xúc giận dữ, không bằng lòng của cha mẹ.
Với kiểu nói như vậy, nhiều bé lại nghĩ cha mẹ đang khuyến khích mình lặp lại hành vi đó. Khi cha mẹ chỉ bảo không rõ ràng, bé khó phân biệt được hành vi nào nên làm và hành vi nào không được làm. Từ đó dễ dẫn đến bé có tâm trạng hoang mang, mất niềm tin.
Đây là cách giáo dục sai và gây tác hại khôn lường như dễ làm cho bé có tâm lý sợ sệt, nhút nhát và có hành động không bình thường. Khi bé có hành vi lệch lạc, không đúng thì cha mẹ cần phải giải thích, phân tích và điều chỉnh để bé hiểu mà thay đổi. Các bậc cha mẹ cần luôn cân nhắc khi khuyên dạy con cái.
Theo Phụ Nữ TP HCM
- Bé bị nói lắp (15:02:00 03/04/2009)
- Bí quyết trò chuyện với bé 8-12 tuổi (15:10:00 02/04/2009)
- Xây dựng hành vi tốt ở bé (11:29:00 30/03/2009)
- Giúp bé sửa 'tính' nhút nhát (11:37:00 28/03/2009)
- Giúp con vượt qua sợ hãi (07:43:00 26/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |