- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp bé sửa "tính" nhút nhát
Bé nhút nhát thường khó khăn trong giao tiếp và thiếu những kỹ năng cần thiết để điều chỉnh cảm xúc, hành vi của bản thân.
Để bé tự tin hơn, bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau từ Childinfo.
Tôn trọng bé
Bạn không nên coi bé nhút nhát là điều gì đó khác biệt và cần phải sửa đổi. Thay vào đó, bạn nên giúp bé tham gia vào một nhóm bạn chơi. Bạn tuyệt đối không bắt ép bé phải xử sự theo cách bé không muốn.
Xây dựng lòng tự tin cho bé
2 nguyên nhân khiến bé nhút nhát 1. Do bản tính tự nhiên của bé: Các nghiên cứu chứng minh, một số bé xu hướng rụt rè trước những tình huống mới hơn những bé khác. Điều này là hoàn toàn bình thường. Nó cũng tương tự như bé này thì cao hơn bé kia hoặc bé này thì nói nhiều hơn bé kia… 2. Do môi trường xã hội: Các nhà khoa học cũng nhận thấy, nhóm bé ở khu vực châu Âu mạnh bạo hơn nhóm bé ở khu vực châu Phi; nhóm bé ở thành thị tự tin hơn nhóm bé ở nông thôn… Bé có thể bắt chước sự nhút nhát của người xung quanh hoặc những bạn chơi của bé. Kết quả, tính nhút nhát ở bé được định hình từ nền văn hóa khác nhau. Ngoài ra, việc cha mẹ quá bao bọc cũng khiến bé dễ mắc chứng nhút nhát hơn. |
Bạn nên tăng cường những cơ hội tự lập cho bé: để bé tự chọn trang phục yêu thích, quyết định việc bé có mời bạn hàng xóm tham dự sinh nhật hay không… Bạn cũng nên cổ vũ tinh thần cho bé. Bé sẽ tự tin vào bản thân và bớt rụt rè hơn.
Phát triển các kỹ năng xã hội cho bé
Cho bé giao tiếp với người lạ hoặc để bé tự vui chơi cùng một nhóm bạn mà bé mới quen trong công viên sẽ giúp ích nhiều cho bé. Bạn nên duy trì hoạt động bên ngoài cho bé hàng ngày, tránh “bó buộc” bé trong môi trường gia đình chật hẹp.
Để bé làm quen với thử thách
Bạn đừng lo lắng nếu bé hoảng hốt, khóc lóc khi phải ở nhà với một người thân khác ngoài cha mẹ. Thay vào đó, bạn nên xem đây là cơ hội rèn luyện lòng dũng cảm cho bé. Bạn nên để cho bé biết cách cân bằng tâm lý khi không có cha mẹ ở bên.
Không nên coi nhút nhát là một tính xấu của bé
Không phải bé nào cũng đủ tự tin để gây sự chú ý với người khác. Nếu bé ngần ngại phớt lờ đám đông xung quanh, bạn nên hướng dẫn bé cách hòa nhập chứ không nên trách mắng rằng “bé hư”.
Lưu ý: Nếu tình trạng nhút nhát ở bé quá nghiêm trọng; chẳng hạn như bé hoảng loạn khi tiếp xúc với người lạ, bé thờ ơ với cha mẹ và người thân… bạn nên đưa bé đi khám.
>> Xây dựng sự tự tin ở bé
Phương Thảo
- Giúp con vượt qua sợ hãi (07:43:00 26/03/2009)
- Cùng bé khám phá thế giới quanh mình (00:59:00 26/03/2009)
- Bí quyết dạy bé theo độ tuổi (13:44:00 24/03/2009)
- Những lo lắng khi bé học nói (00:35:00 21/03/2009)
- 5 điều 'khó xử' khi dạy bé (11:52:00 18/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |