Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bí quyết trò chuyện với bé 8-12 tuổi
14:40:50 02/04/2009
Giai đoạn này, một số bé gái có dấu hiệu dậy thì sớm (xuất hiện tình trạng kinh nguyệt) nên có sự thay đổi rõ rệt về tâm sinh lý. Bé dễ cáu gắt, chống đối cha mẹ hơn. Vì vậy, bạn nên khéo léo khi trò chuyện với bé, nhất là những vấn đề có liên quan đến giới tính.
Bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau để dạy bé ngoan hơn, từ Childdevelopmentinfo.
- Bạn không nên ở mức cao hơn bé; chẳng hạn, bạn không nên đứng chống tay khi nói chuyện với bé. Tốt nhất, bạn nên ngồi ngang bằng với bé.
- Bạn nên để bé biết rằng, bạn rất quan tâm đến câu chuyện của bé; đồng thời, bạn cũng sẵn lòng giúp đỡ ngay khi bé yêu cầu.
- Bạn nên tắt tivi và lắng nghe bé một cách chăm chú khi bé bắt đầu tâm sự. Bạn cũng nên tránh nghe điện thoại khi bé nói rằng có điều quan trọng cần xin ý kiến từ bạn.
- Nếu bé từng có hành vi chống đối cha mẹ trước đó, bạn cũng không nên khơi gợi lại chuyện này. Bạn nên phân biệt rõ ràng mục đích của cuộc trò chuyện lần này cần khác biệt với cuộc trò chuyện lần trước.
- Nếu bạn đang giận dữ về những lỗi do bé gây ra, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh nhất. Bởi vì, bé ở độ tuổi này thường khá nhạy cảm. Nếu biết cha mẹ không sẵn sàng hợp tác, bé có thể tự ý chấm dứt mọi chuyện giữa chừng.
- Dù có mệt mỏi đến đâu bạn vẫn nên giữ thái độ thân thiện khi lắng nghe bé. Nếu cảm thấy không sẵn sàng, bạn nên gợi ý tạm hoãn lại chuyện này và gợi ý cùng trao đổi với bé vào thời gian tới.
- Bạn nên học cách lắng nghe bé một cách cẩn thận và lịch sự. Bạn không nên ngắt lời khi bé đang say sưa với câu chuyện của mình. Bạn nên bày tỏ sự tôn trọng với bé như với một người bạn thực sự.
- Thay vì hỏi “tại sao”, bạn có thể nhấn mạnh “Chuyện gì đã xảy ra với con?”. Nếu bé bối rối không lý giải được nguyên nhân gây nên lỗi với cha mẹ, bạn có thể giúp bé cùng phân tích vấn đề và hướng giải quyết.
- Bạn không nên coi bé là trẻ con, ít hiểu biết. Những câu kiểu như: “Con mới tí tuổi đầu thì biết gì” hoặc “Con ngốc thế nhỉ” sẽ khiến bé tự ái và không muốn chia sẻ cùng cha mẹ nữa.
- Bạn nên để bé tự nghĩ những phương án giải quyết vấn đề. Sau đó, hai mẹ con sẽ chọn ra một phương án được cho là phù hợp nhất.
Bạn có thể tham khảo vài gợi ý sau để dạy bé ngoan hơn, từ Childdevelopmentinfo.
- Bạn không nên ở mức cao hơn bé; chẳng hạn, bạn không nên đứng chống tay khi nói chuyện với bé. Tốt nhất, bạn nên ngồi ngang bằng với bé.
- Bạn nên để bé biết rằng, bạn rất quan tâm đến câu chuyện của bé; đồng thời, bạn cũng sẵn lòng giúp đỡ ngay khi bé yêu cầu.
- Bạn nên tắt tivi và lắng nghe bé một cách chăm chú khi bé bắt đầu tâm sự. Bạn cũng nên tránh nghe điện thoại khi bé nói rằng có điều quan trọng cần xin ý kiến từ bạn.
- Bạn không nên tiết lộ câu chuyện của bé cho một người thứ ba, nên tôn trọng và coi những điều tâm tình với bé là chuyện riêng tư giữa hai mẹ con. Cách giao tiếp thoải mái nhất giữa bạn với bé là không có người thứ ba ở xung quanh.
- Nếu bé từng có hành vi chống đối cha mẹ trước đó, bạn cũng không nên khơi gợi lại chuyện này. Bạn nên phân biệt rõ ràng mục đích của cuộc trò chuyện lần này cần khác biệt với cuộc trò chuyện lần trước.
- Nếu bạn đang giận dữ về những lỗi do bé gây ra, bạn nên giữ thái độ bình tĩnh nhất. Bởi vì, bé ở độ tuổi này thường khá nhạy cảm. Nếu biết cha mẹ không sẵn sàng hợp tác, bé có thể tự ý chấm dứt mọi chuyện giữa chừng.
- Dù có mệt mỏi đến đâu bạn vẫn nên giữ thái độ thân thiện khi lắng nghe bé. Nếu cảm thấy không sẵn sàng, bạn nên gợi ý tạm hoãn lại chuyện này và gợi ý cùng trao đổi với bé vào thời gian tới.
- Bạn nên học cách lắng nghe bé một cách cẩn thận và lịch sự. Bạn không nên ngắt lời khi bé đang say sưa với câu chuyện của mình. Bạn nên bày tỏ sự tôn trọng với bé như với một người bạn thực sự.
- Thay vì hỏi “tại sao”, bạn có thể nhấn mạnh “Chuyện gì đã xảy ra với con?”. Nếu bé bối rối không lý giải được nguyên nhân gây nên lỗi với cha mẹ, bạn có thể giúp bé cùng phân tích vấn đề và hướng giải quyết.
- Bạn không nên coi bé là trẻ con, ít hiểu biết. Những câu kiểu như: “Con mới tí tuổi đầu thì biết gì” hoặc “Con ngốc thế nhỉ” sẽ khiến bé tự ái và không muốn chia sẻ cùng cha mẹ nữa.
- Bạn nên để bé tự nghĩ những phương án giải quyết vấn đề. Sau đó, hai mẹ con sẽ chọn ra một phương án được cho là phù hợp nhất.
Phương Thảo
Tin liên quan
- Xây dựng hành vi tốt ở bé (11:29:00 30/03/2009)
- Giúp bé sửa 'tính' nhút nhát (11:37:00 28/03/2009)
- Giúp con vượt qua sợ hãi (07:43:00 26/03/2009)
- Cùng bé khám phá thế giới quanh mình (00:59:00 26/03/2009)
- Bí quyết dạy bé theo độ tuổi (13:44:00 24/03/2009)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Bí quyết trò chuyện với bé 8-12 tuổi
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo