- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bé bị nói lắp
Một phụ huynh băn khoăn: ‘Bé nhà tôi mới 2 tuổi nhưng đã bắt đầu nói lắp. Điều này có gì bất thường so với độ tuổi của bé không?’
Tham khảo câu trả lời từ Ivillages.
Nói lắp là hiện tượng bị lặp lại từ, cụm từ khi các bé phát âm. Các bé trong giai đoạn học nói (2-4 tuổi) thường mắc tật này hơn cả. Một số trường hợp ít, bé bắt đầu bị nói lắp ở tuổi lên 5.
Theo thống kê, khoảng 5% các bé mắc chứng nói lắp trong vòng vài tháng liên tục hoặc thỉnh thoảng lại bị tái phát nói lắp. Khoảng 80% các bé nói lắp sẽ tự nhiên “khỏi bệnh” khi lớn hơn.
Nguyên nhân
- Do các bé nôn nóng muốn trình bày ý kiến hoặc bé vẫn chưa đủ vốn từ vựng để diễn đạt.
- Nói lắp cũng có liên quan đến tiền sử gia đình: Nếu anh (chị) hoặc một người thân trong gia đình bị nói lắp, bé có thể dễ dàng bắt chước theo tật này.
Do đó, tật nói lắp rất thường gặp ở các bé, với từng mức độ nhiều – ít khác nhau.
Bạn có thể tham khảo cách một số mẹ chữa tật nói lắp cho bé như sau
- Bạn nên kiên nhẫn lắng nghe tất cả những ý bé muốn trình bày. Sau đó, bạn có thể gợi ý bé nhắc lại những từ (cụm từ) bé vừa bị nói lắp.
- Bạn nên để cho bé trình bày hết câu chứ không nên ngắt lời bé.
- Bạn nên nhìn bé thật tự nhiên khi bé trình bày. Bạn nên tránh cau mày, nhăn mặt hoặc khó chịu vì tật nói lắp của bé.
- Bạn không nhất thiết phải gợi ý trước cho bé cách dùng từ thế nào là chuẩn. Bạn cứ để bé tự tìm từ khi diễn đạt.
- Sau khi bé nói xong, bạn có thể chậm rãi nhắc lại toàn bộ ý kiến của bé. Bạn có thể nhấn mạnh thêm rằng: “Con muốn ăn táo phải không?”. Sau đó, bạn nên dạy bé nói thật chậm câu yêu cầu trên thay vì: “Con… con... muốn ăn táo”.
- Bạn nên đợi bé nghỉ một chút mới nên yêu cầu bé nhắc lại ý kiến. Điều này sẽ giúp cả bạn và bé bình tĩnh hơn - việc diễn đạt ngôn ngữ của bé cũng hiệu quả hơn.
- Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý, ở độ tuổi lên 2, các bé có vốn từ ít nên thường phải suy nghĩ rất lâu mới hoàn thành được một câu. Nhiều khi, bé nói đứt đoạn nên nghe hơi giống như bé bị nói lắp.
Đây là giai đoạn mà các bé đều phải trải qua để xây dựng kỹ năng ngôn ngữ hoàn thiện hơn. Vì vậy, bạn không nên quá lo lắng vì tật nói lắp có thể được cải thiện khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, nếu việc nói lắp ở bé ngày một nghiêm trọng, bạn nên thảo luận vấn đề này với một chuyên gia.
Phương Thảo
- Bí quyết trò chuyện với bé 8-12 tuổi (15:10:00 02/04/2009)
- Xây dựng hành vi tốt ở bé (11:29:00 30/03/2009)
- Giúp bé sửa 'tính' nhút nhát (11:37:00 28/03/2009)
- Giúp con vượt qua sợ hãi (07:43:00 26/03/2009)
- Cùng bé khám phá thế giới quanh mình (00:59:00 26/03/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |