- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bí mật tuổi lên 2
Theo Parents, lên 2 tuổi, bé có rất nhiều hành vi khiến cha mẹ khó giải thích được. Chẳng hạn như việc bé chỉ thích chơi cùng bố, thường bám chặt lấy bạn khi có người lạ, đòi bạn kể đi kể lại 1 câu chuyện…
Bé thích nghe đi nghe lại 1 cuốn sách
Dù bạn đã mua rất nhiều truyện cổ tích hay truyện tranh để đọc cho bé mỗi ngày nhưng bé chỉ đặc biệt thích thú với 1 cuốn. Trước giờ đi ngủ hôm nào, bé cũng chỉ đòi bạn đọc cho nghe cuốn sách ấy.
Giống người lớn, bé cũng có niềm yêu thích riêng với sách chuyện hoặc âm nhạc, phim ảnh. Khoảng hai tuổi, bé bắt đầu phản ứng với những gì bé đặc biệt yêu thích và những thứ bé không mấy hứng thú. Bé sẽ yêu cầu nhiều lần để cha mẹ thực hiện theo những điều bé thích. “Do đó, bé sẽ muốn nghe đi nghe lại 1 câu chuyện để khám phá thêm những những chi tiết hoặc nhân vật mà bé quan tâm” – Mary Bowoka (chuyên gia tâm lý trẻ em New York, Hoa Kỳ) chia sẻ.
Sự nhắc đi nhắc lại một sự kiện hay một vấn đề có tác dụng giúp bé ghi nhớ các từ mới, tên nhân vật, các mốc thời gian… Khi bé cảm thấy bé đã tiếp thu được các vấn đề bé hứng thú trong cuốn sách này, bé sẽ tự chuyển sự chú ý sang 1 cuốn sách khác.
Bạn cũng dễ dàng nhận ra sự chú ý đặc biệt của bé với 1 số chương trình quảng cáo trên truyền hình. Ví dụ, bé sẵn sàng bỏ dở cuộc chơi khi nghe thấy nhạc hiệu quảng cáo Bò sữa 100%
Bé chỉ thích chơi với bố
Mặc cho bạn mất công bày nhiều trò chơi để dỗ dành nhưng bé lại chẳng mấy bận tâm. Bé chỉ thực sự thích thú tham gia khi có sự góp mặt của bố.
Khoảng 1 tuổi, bé bắt đầu nhận ra có sự khác biệt giữa bố và mẹ. Trong khi mẹ thường thích nội trợ, chăm sóc bé thì bố lại có nhiều trò chơi vui vẻ hơn. Vì vậy, bé dần hình thành nhận thức cá nhân: chơi với bố chắc chắn thú vị.
Dù bận rộn đến mấy, bạn cũng nên thường xuyên tham gia các trò chơi vui cùng cả nhà. Khi ấy, bé sẽ dễ dàng nhận ra sự góp mặt của bạn. Dần dần bé sẽ không ngại chơi cùng người khác ngoài bố.
Bé ‘nghiện’ máy vi tính
Ngày nào bé cũng đòi nghịch với máy vi tính, nhất là việc bé gõ tay lách cách vào bàn phím kể cả khi bạn đã tắt máy.
Việc cha mẹ làm việc bên máy vi tính luôn kích thích trí tò mò của bé. Đặc biệt khi bé phát hiện ra máy tính cũng có phim họat hình và nghe được ca nhạc như tivi, bé càng thích thú khám phá.
Bám chặt lấy bạn khi có người lạ
Bé có thói quen bám chặt lấy bạn trong khi nhà có khách. Đây là 1 trong số những biểu hiện lo lắng ở bé. “Bạn nên tìm cách giúp đỡ bé. Lúc này bé cảm thấy không được an toàn vì sự xuất hiện của 1 người lạ trong nhà. Bạn hãy ở bên cạnh và giúp bé làm quen với mọi người xung quanh” - Bà Bowaka giải thích.
Bạn hãy nhanh chóng đánh lạc hướng của bé sang 1 hoạt động khác để giúp bé trấn an tâm lý.
Phương Thảo
- Loại bỏ những hành vi xấu của bé (11:16:00 25/08/2008)
- Xử trí khi bé bị bắt nạt (13:26:00 23/08/2008)
- Thiết lập mối quan hệ tốt giữa mẹ và bé gái (11:44:00 22/08/2008)
- Giáo dục giới tính nên bắt đầu từ sớm (11:18:00 22/08/2008)
- Ứng xử với người bạn tưởng tượng của bé (11:33:00 21/08/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |