- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Bé bước vào tuổi khoe khoang
Với các bé 5-6 tuổi thì từ chiếc kẹo mút đến chiếc răng cửa mới gãy hay chuyện "cậu tớ là cảnh sát", đều có thể đem ra mà vênh mặt khoe với nhau. Có cần ngăn chặn thói khoe khoang, ganh đua kỳ cục này ở bé không?
Vì đâu phải "bon chen"?
Các bậc làm cha làm mẹ đôi khi rất mâu thuẫn: vừa muốn con mình được hồn nhiên, thoải mái, không bận tâm gì đến việc phải "toả sáng", vừa muốn bé sớm có tinh thần ganh đua để còn có... đà vươn lên sau này. Vì thế mà họ đâm ra lăn tăn: Có nên động viên con mình ganh đua với chúng bạn hay không? Rồi khi thấy bé tỏ ra đắc thắng vì chạy nhanh hơn cậu bạn, lêu lêu bạn là ""rùa", những bà mẹ nhạy cảm không khỏi lo âu: liệu lớn lên con mình có trở thành kẻ kiêu ngạo, vô tâm?
Theo Andrew Meyers, một giáo sư tâm lý của Đại học của Memphis (Mỹ) thì sự cạnh tranh không hẳn tốt cũng không hẳn xấu. Nó có cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Và điều mà cha mẹ cần quan tâm là giúp con cái mình biết cạnh tranh một cách lành mạnh.
Trong thực tế, đến tuổi này bé khó mà tránh khỏi tình thế phải tranh đua: tranh đua để được vào đội bóng, để tham gia nhóm kịch, đội múa, để được đi thi bé khoẻ bé ngoan... Tinh thần cạnh tranh ở các bé tuổi này thường gắn liền với sự phát triển các giác quan (nghe, nhìn, cảm nhận...), khả năng vận động (chạy, nhảy, ném...) và các khả năng ấy sẽ được đo lường khi đem ra đối chiếu với các bạn cùng lứa.
Hôm nay bé đọc bài thơ "Trăng Ơi Từ Đâu Đến" không hề vấp váp, ngày mai bé giành được kỳ tích tự buộc lấy dây giầy, ngày kia bé đã biết đi xe đạp mà không cần lắp bánh phụ. Ngày kìa bé phóng nhanh hơn, xa hơn trên chiếc xe ấy... Tất cả những cái mốc này sẽ khiến bé vô cùng tự hào, đặc biệt là khi nó vượt trội hơn chút xíu so với các bạn.
Nếu như lúc 3-4 tuổi bé vẫn còn hảo huyền lắm, bé có thể mơ mình là người chạy nhanh nhất hành tinh và cứ "mơ suông" thế thôi thì đến 5-6 tuổi bé đã thực tế hơn - bé hiểu rằng chỉ "mơ suông" thì chưa đủ mà cần phải chứng minh bằng hành động cụ thể. Và để vươn đến ước mơ nhà vô địch, bé rất có thể rủ các bạn hàng xóm cùng chạy thi trong sân...
Thường thì những bé là con thứ trong gia đình hay cảm thấy mình "lép vế" so với anh chị em ruột và vì thế cũng dễ sinh ra tật mặc cảm khi giao tiếp với bạn bè. Trong khi đó, những đứa bé con một do luôn được coi như "ông vua" trong nhà lại hay có xu hướng "ông kễnh" khi chơi với bạn cùng lứa.
Một số bé vì muốn dành được tình yêu thương, sự quan tâm chú ý của cha mẹ (như trường hợp mẹ có em bé mới và đâm ra lơ là với bé) cũng hay ráng sức ganh đua, cố tỏ ra xuất sắc hơn.
Những bé tự thấy mình kém cỏi hơn so với bạn cùng lớp chỉ vì mình còi cọc nhất, ăn chậm nhất, hay đơn giản là chưa thay chiếc răng sữa nào giống như các bạn... cũng thường xuyên có tâm trạng lo lắng mình thua bạn kém bè...
Ngoài ra, do đặc điểm khí chất giới tính, các bé trai nói chung thường thích ganh đua hơn so với các bé gái.
Ứng xử thế nào?
Theo các chuyên gia tâm lý thì tốt hơn cả là không nên đẩy các bé ở tuổi mẫu giáo vào tình huống phải ganh đua một cách... ác liệt. Tuy các bé cũng thích chơi những trò thắng thua, nhưng lại chưa đủ lớn để chấp nhận thất bại. Nếu ở bữa tiệc sinh nhật mà bé không dành được chỗ ngồi trong trò chơi ""chiếc ghế âm nhạc" thì bé sẽ đau khổ lắm lắm.
Các bé cũng có thể cũng ham thi đấu thể thao nhưng đến cuối trận, phần lớn chúng lại chẳng chú ý lắm đến kết quả thắng hay thua mà mải ăn bim bim và uống nước ngọt hơn. Cho nên người lớn khi làm trọng tài hay cổ động viên cho bé cũng đừng xem trọng chuyện thắng thua mà hãy nhấn mạnh rằng chơi cho biết, chơi để học hỏi, để thử thách, chơi cho vui là chính.
Nếu bé nhà bạn tỏ ra thiếu tự tin, bạn cũng đừng nên đưa ra những lời khen ngợi, tân bốc cốt làm yên lòng bé. Bé không thể tin mình "rất lanh lợi" như mẹ vẫn trấn an khi mà bé luôn ăn cơm chậm nhất lớp đâu. Cũng đừng cố an ủi bé theo kiểu: "Cún chạy nhanh hơn, nhưng con lại bơi giỏi hơn Cún". Thay vào đó hãy nói với bé rằng sức mạnh, khả năng ở mỗi con người phát triển khác nhau và quan trọng nhất là bạn phải cam đoan với bé rằng bạn sẽ yêu nó bất chấp nó thắng hay thua, mạnh hay yếu.
Việc bé có lời lẽ hay thái độ hơi vênh vang khi so sánh bản thân với bạn bè cũng là lẽ thường tình, bạn chẳng cần khó chịu hay gay gắt với con đâu. Nhưng tất nhiên bạn cũng không nên khích lệ bé làm thế mà tốt nhất hãy nói để bé hiểu rằng lời lẽ khoe khoang, thái độ đắc thắng có thể làm đau lòng người khác.
Tấm gương của cha mẹ cũng rất quan trọng với bé. Thông qua việc nói về những việc bạn đã làm được, so sánh những việc đó với nhiều người khác, ban hãy dạy con biết cách chú tâm vào thành tích của bản thân, vào quyết tâm vượt qua chính mình thay vì đi so bì với người này, người khác.
Theo Gia Đình Trẻ
- Dạy bé phân biệt màu sắc (11:34:00 09/06/2008)
- Những lời không nên nói (17:48:00 08/06/2008)
- 3 cách tập cho bé ngủ riêng (00:02:00 06/06/2008)
- Thấy mình trong trò chơi 'đồ hàng' của con (10:45:00 05/06/2008)
- Dùng quyền lực khi dạy con (16:08:00 04/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |