- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Dạy con theo từng độ tuổi
Sự quan tâm thường xuyên của cha mẹ sẽ giúp con bé phát triển những nhân cách đáng quý và vững tin hơn khi bước vào đời.
Thời thơ ấu nếu bé cảm thấy cha mẹ thiếu quan tâm, ít thương yêu, hay phê phán chúng thì khi lớn lên các em rất dễ bị dao động, thiếu tự tin trong mọi mối quan hệ.
"Hãy dành sự quan tâm cao nhất có thể cho đứa con bé bỏng của bạn", đó là lời kêu gọi của nhà tâm lý học thiếu nhi nổi tiếng Rosie King gửi đến các bậc làm cha mẹ.
Sự quan tâm mà Rosie King nói đến thực ra chẳng phải là cái gì quá to tát, cao siêu đến nỗi chúng ta không làm được. Nó đơn giản là sự chăm sóc, gần gũi ẩn chứa một tình yêu vô biên của cha mẹ đối với con cái trong cuộc sống thường nhật.
Thời kỳ mới sinh con, những người lần đầu làm bố, làm mẹ thường rơi vào những cung bậc tình cảm rất khác lạ. Khi thì thấy vô cùng hãnh diện, vui sướng vì "lên chức", lúc lại lo âu vì phải đối diện với một thực tế còn quá nhiều bỡ ngỡ. Một vài người còn đâm ra cáu bẳn vì tự nhiên lại phải điều chỉnh mình để thích nghi với một cuộc sống lắm phiền nhiễu, đầy lo toan với một đứa bé suốt ngày chỉ biết mỗi mấy trò: oe oe, ti và... tè dầm.
Thời kỳ này mẹ bé nên cậy nhờ bà nội, bà ngoại hay thuê người giúp việc để san sẻ núi công việc không tên mà một bé sơ sinh có thể tạo ra. Còn bản thân mẹ hãy cố gắng dành thật nhiều thời gian cho bé. Bé không chỉ cần mẹ cho ti lúc đói, thay tã lúc tè dầm mà còn cần mẹ nói nựng, mỉm cười, vuốt ve, âu yếm...
Một người mẹ dễ thương như thế sẽ là nguồn an ủi lớn lao cho bé ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Ngược lại với vẻ mặt cau có, giọng nói khó chịu, mẹ không chỉ nêu tấm gương xấu cho bé mà còn làm tổn thương không nhỏ đến tâm hồn non nớt của con trẻ.
Sang tuổi chập chững biết đi các bé thường thích ê a tập nói, thích mò mẫm khám phá suốt ngày. Từ sáng chí tối trong nhà bạn sẽ tràn ngập tiếng cười, tiếng la hét, tiếng bước chân chạy nhảy, nô đùa, vật nhau, đánh đu, trượt ngã... Nếu là người phụ huynh thông minh, thay vì "điên tiết" trước những trò quậy phá của con, chúng ta hãy trở thành những người "bạn chơi" của bé.
Hãy dành thật nhiều thời gian để chơi và nô đùa với con. Mấy công việc vặt vãnh trong nhà cứ tạm gác lại. Những bộ quần áo được là ủi phẳng phiu hay sàn nhà được chùi bóng như gương lẽ nào lại quan trọng hơn việc đem lại niềm vui cho "cục cưng" của bạn? Tất nhiên, hai vợ chồng trẻ lúc này phải biết chia sẻ trách nhiệm với nhau. Thay vì đùn đẩy tất tần tật cho người mẹ trẻ, các ông bố hãy ra tay giặt giũ, pha sữa, nghiền cháo, chơi trốn tìm, đuổi bắt hay ném bóng với đứa con nhỏ.
Đến tuổi cắp sách tới trường, phần lớn trẻ con đều thích mạo hiểm, muốn khám phá thế giới rộng lớn. Quan tâm đến con không nhất thiết là bạn cứ suốt ngày phải gặng hỏi chúng mà tốt nhất hãy là người bạn đồng hành để cùng con tìm hiểu thế giới xung quanh. Hãy cùng làm vườn, cùng dọn dẹp nhà cửa, dẫn con đi siêu thị, tham quan các bảo tàng, đi câu cá, đi chơi công viên hoặc picnic ở ngoại ô.
Nên dùng những câu chuyện về chính cuộc đời của cha mẹ để dạy con trẻ. Như kể về tuổi thơ gian khó của thuở bao cấp bạn đã phải đi xếp hàng mua rau ra sao, chống chọi với bọn trẻ cùng lứa luôn bắt nạt bạn thế nào; kể về lần bạn suýt bị đuổi học vì tội hay giật cái "đuôi gà" của cô bạn ngồi đằng trước hay việc bạn đã được tôn làm "thủ lĩnh" trong xóm không chỉ vì nhảy ngựa, chơi ù vô địch mà còn học toán cực siêu...
Bạn cũng đừng quên chăm chú lắng nghe và sẵn lòng trả lời mọi câu hỏi của con. Làm như thế là bạn đang tạo ra những cơ hội học hỏi vô giá cho bé. Bạn cũng cần quan tâm thường xuyên đến việc học tập ở trường của bé. Hãy liên lạc thường xuyên với thầy cô và không bao giờ vắng mặt ở các cuộc họp phụ huynh.
Hãy nhìn vào những thành quả trong học tập của con và đừng quên khuyến khích, ủng hộ con hết mình. Ngoài ra, bạn cũng cần kiểm soát việc xem ti vi, chơi trò chơi điện tử, vào internet của con để có những uốn nắn kịp thời cho bé.
Việc dạy con ở độ tuổi dậy thì là một thử thách cam go hơn cả cho các bậc làm cha mẹ. Đang dở người lớn dở trẻ con, trẻ tuổi teen hay thích ăn mặc, phát biểu, hành xử theo kiểu người lớn. Mặc cho bạn cảnh báo về những bất trắc có thể xảy ra, chúng không buồn nghe và cứ bướng bỉnh đương đầu. Khi ấy, bạn hãy ráng ghìm "cục tức" lại để bình tĩnh giúp con cái tháo gỡ từng vướng mắc một.
Và thay vì nói: "Ba mẹ đã bảo rồi mà con đâu có chịu nghe", bạn cần thủ thỉ trò chuyện để con có cơ hội giải bày, tâm sự. Trẻ tuổi này thường thích tâm sự với bạn cùng trang lứa hơn nhưng không phải chúng không cần đến bạn. Đừng nổi cơn tam bành vì thói "ổi ương" và những lỗi lầm của cái tuổi lắm phiền toái này mà vô tình đẩy con ra khỏi vòng tay của mình.
Nếu không tìm được sự cảm thông và chia sẻ dưới mái nhà mình, trẻ dễ dáng trượt dài đến những mối quan hệ không an toàn bên ngoài và rơi vào cạm bẫy lúc nào không hay. Hãy sát cánh cùng con trên con đường dài, bạn nhé.
Theo Gia Đình Trẻ
- Tập cho bé đánh răng (14:33:00 10/06/2008)
- Ứng xử với bé ở tuổi tập đi (16:42:00 09/06/2008)
- Bé bước vào tuổi khoe khoang (14:46:00 09/06/2008)
- Dạy bé phân biệt màu sắc (11:34:00 09/06/2008)
- Những lời không nên nói (17:48:00 08/06/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |