- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Giúp con bỏ thói xấu
Không bao giờ quá sớm đối với việc uốn nắn con trẻ. Xin giới thiệu một số tình huống thường gặp:
Tình huống khóc ăn vạ
Bạn hãy cố bịt tai khi con bạn khóc mè nheo và quan sát xem bé có tự nín hay không. Nếu như bé cố tình khóc để buộc bạn phải chú ý, bạn hãy làm ngơ cho tới khi bé tự trấn tĩnh.
Tiếp đó, bạn phải cho bé thút thít khóc khi chơi một mình. Làm như vậy, đứa trẻ có thể tiếp tục nức nở nhưng bạn sẽ không phải chịu đựng quá sức.
Bé sẽ không tái diễn trò mè nheo và khóc nức nở nếu như bạn giải thích cho bé hiểu đó là hành vi không phù hợp và khích lệ bé có cơ hội làm như người lớn.
Thói quen khóc mè nheo đeo đẳng bé khá dài và bạn không khỏi giật mình khi chứng kiến cả những cô cậu ở độ tuổi thiếu nhi cũng lăn ra khóc ăn vạ.
Tình huống nói leo
Rất dễ gặp tình huống con bạn nói leo, làm gián đoạn câu chuyện của bạn, giữa lúc bạn đang trao đổi qua điện thoại hoặc nói với ai đó.
Bạn cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ rằng đó là việc làm sai, thiếu lịch sự. Bé cần được dạy cách lắng nghe và biết tôn trọng người đang nói.
Hãy kiên quyết từ chối nếu con trẻ cố thu hút sự chú ý của bạn bằng thủ thuật nói leo giữa câu chuyện. Hãy nghiêm khắc để cho bé hiểu rằng không được phép xen vào lời người lớn mà phải chờ đợi khi câu chuyện hoặc lời trao đổi kết thúc. Bạn có thể dùng cách bấm giờ để luyện cho bé đức tính chờ đợi này.
Ngược lại, nếu có khi nào bạn vô tình cắt lời bé thì bạn hãy nhớ nói lời xin lỗi. Cùng với thời gian và sự trưởng thành, con bạn sẽ hiểu rằng không thể chấp nhận hành vi nói leo, nói chen lời người khác.
Tình huống ích kỷ
Biểu hiện rõ nhất là bé đòi hỏi mọi người xung quanh làm theo ý mình. Với chừng mực nhất định, có ý kiến cho rằng đó là biểu hiện tốt về sự tự tin và tự lập của bé. Nhưng ranh giới rất mỏng manh giữa suy nghĩ tích cực đó và thói ích kỷ.
Tuyệt đối không nhân nhượng hoặc bỏ qua những cử chỉ cục cằn của bé và cũng chớ hy vọng rằng bé sẽ chấm dứt ngay tật xấu khi bị bạn trách mắng.
Cũng dễ hiểu thôi, trước khi bé trưởng thành, đến tuổi đi học thì sự chăm bẵm trong phạm vi gia đình luôn khiến bé ngộ nhận rằng bé là trung tâm của thế giới!
Bạn có thể gián tiếp dạy bé khắc phục những tính xấu đề cập ở trên bằng việc tìm đọc các mẩu chuyện có nội dung giáo dục. Qua đó, hướng dẫn cho trẻ thấy tính xấu dẫn tới tác hại thế nào trong cuộc sống.
Chớ bao giờ bạn hành động thái quá hoặc tặc lưỡi cho qua những tính xấu tưởng như “chuyện thường ngày” ở bé. Bạn càng để bé tự do hành động, bé sẽ càng tích tụ tính khí ngang bướng.
Hằng Nga (mevabe.net)
- Nếu con bạn thuận tay trái (13:44:00 18/05/2008)
- Phê bình bé đúng cách (10:37:00 18/05/2008)
- Dạy con theo kiểu các cụ (07:57:00 18/05/2008)
- Những kiểu dọa con hết hồn (16:26:00 16/05/2008)
- Dạy bé ngăn nắp (10:59:00 16/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |