- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Táo bón có thể là bé rối loạn thần kinh, cáu kính, lười ăn, mất tập trung...
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
Gọi “chức năng” là vì triệu chứng thì có thật nhưng không phải là bệnh.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Nhãn hàng GELOPECTOSE® tặng phiếu tư vấn khám bệnh miễn phí cho bé.
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
Dinh dưỡng cho bé tuổi mẫu giáo
Tuổi mẫu giáo, bé rất hiếu động, và đã biết tham gia các trò chơi vận động đơn giản, nhưng vì bé đang trong giai đoạn tăng trưởng nên vấn đề dinh dưỡng cho bé cần phải được theo dõi thường xuyên.
Giai đoạn này, mỗi tháng bé tăng 150-250g và cao thêm 0,5-0,7cm. Chính vì những đặc điểm này, khi chăm sóc bé ở tuổi mẫu giáo các bậc phụ huynh cần chú ý một số nội dung sau:
Mỗi ngày cho bé uống 400-600ml sữa và vẫn tiếp tục cho bé phơi nắng sáng 20 phút nhằm giúp cơ thể tạo đủ lượng vitamin D cần thiết cho sự tăng trưởng của xương.
Ăn đủ số lượng và chất lượng thực phẩm để bé nhận đủ năng lượng, đạm, các vitamin và khoáng chất mỗi ngày: năng lượng 1.300-1.400Kcal, gạo 150-250g (100g gạo tương đương với 200g bún hoặc bánh phở, 140g bánh mì), thịt, cá, tép (nạc) 100g, dầu 20-25g, rau (đã làm sạch) 100-150g.
Phân bố bữa ăn hợp lý trong ngày
Đặc điểm của bé Số bữa ăn trong ngày
Bé không đi học và có cân nặng bình thường
- 7h: Ăn sáng
- 10h30-11h: Ăn cơm
- 14h30: Uống sữa
- 17h: Ăn cơm
- 20h30: Uống sữa, ăn bánh
Bé không đi học và gầy hoặc suy dinh dưỡng
- 7h: Ăn sáng
- 9h: Uống sữa hoặc ăn sữa chua
- 12h: Ăn cơm
- 15h: Uống sữa
- 18h: Ăn cơm
- 21h: Uống sữa hoặc ăn bánh
Bé đi học và tăng cân đều
- 7h-16h: Ăn ở trường
- 16h30: Uống sữa tươi, hoặc ăn sữa chua, hoặc bánh flan
- 18h30: Ăn cơm
- 21h-21h30: Uống sữa, ăn bánh
Bé đi học và không tăng cân
- 7h-16h: Ăn ở trường
- 16h30: Uống sữa (150ml) hoặc ăn sữa chua, hoặc bánh flan
- 18h30: Ăn cơm
- 21h-21h30: Ăn 2/3 - 1 chén cháo (hoặc phở, hoành thánh, súp) có kèm 1 trứng gà và 10g dầu đậu nành (= 2 muỗng cà phê)
Cần lưu ý:
Các bữa ăn phải đáp ứng nhu cầu đã nêu trên.
Trái cây được dùng để ăn tráng miệng sau bữa cơm.
Theo dõi sự tăng cân và chiều cao của bé mỗi 2-3 tháng nếu bé tăng cân và chiều cao đều. Nếu bé tăng trưởng chậm cần theo dõi và tư vấn bác sĩ hàng tháng để giúp bé tăng trưởng tốt hơn.
Theo Sức Khỏe 360
- Bổ sung vitamin D cho bé (09:11:00 24/04/2008)
- Táo bón ở bé (09:27:00 22/04/2008)
- Chọn giường cho bé (14:39:00 19/04/2008)
- Dị ứng thực phẩm (09:24:00 18/04/2008)
- Giúp bé ngủ ngon (08:23:00 17/04/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |