- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Bé đã có thể gấp quần áo, tưới cây, lau bàn, sắp xếp giày dép giúp bố mẹ.
-
Hướng bé biết làm chủ bản thân, có mục tiêu và luôn chuẩn bị....
-
Cha mẹ cần chú ý chỉ bảo, uốn nắn bé ngay từ những ngày đầu cầm bút...
-
Giúp bé có được thái độ sống lạc quan và bản lĩnh hơn.
-
Cha mẹ hãy bình tĩnh trước những lỗi sai của bé.
-
Mẹ nên dạy bé biết cách không được nói xấu, chê cười người khác.
-
Với các bé tuổi lên 2, các kỹ năng chính mẹ cần phải có đó là sự kiên nhẫn.
-
Cha mẹ đừng bao giờ tỏ ra kiêu ngạo vì bé sẽ bắt chước nhanh tính xấu này từ ...
-
Biết quan tâm là một trong những giá trị quan trọng của gia đình mẹ cần dạy cho ...
Phê bình bé đúng cách
Bé Hà, là một đứa bé 5 tuổi hiếu động. Chẳng lúc nào bé chịu ngồi yên. Một lần khi đang chơi với bạn, bé giành hết đồ chơi về mình mà không cho bạn chơi, mẹ ra lệnh cho bé: "Con phải đưa đồ chơi cho bạn!”, sau câu lệnh của mẹ, bé ném hết đồ chơi ra đường.
Bực tức thái độ của bé, mẹ tức quá vừa đánh vừa mắng bé: “Tại sao con hư thế? Vứt hết đồ chơi ra đường là hư lắm biết không?”. Thấy không ai bênh vực bé cảm thấy tủi thân, oà khóc dai dẳng và chạy sang bà ngoại. Bà ngoại bước ra vừa dọn dẹp đồ chơi vào, vừa gọi cháu: “Hôm nay Hà không phụ giúp bà dọn dẹp à?”. Bà thường rất cưng Hà và bé thường phụ giúp khi bà ngoại dọn dẹp nhà cửa. Sau mỗi lần phụ giúp lúc nào cũng được bà khen rằng “Cháu của bà giỏi quá! Cháu của bà là ngoan nhất!”…
Đã là con người ai cũng thích mình được khen ngợi, ca tụng. Đặc biệt trẻ em cũng vậy. Chúng thường có những biểu hiện phấn khích khi được bố mẹ hay bất kỳ ai khen ngợi, đánh giá cao chúng mà không phải là phê bình. Nhiều bậc cha mẹ sợ con có tính ngênh ngang kênh kiệu, nên thường xuyên phê bình nhắc nhở con làm cho bé phản ứng gay gắt thậm chí có những bé còn trở nên cáu bẳn.
Sau một lúc, bà mới hỏi chuyện bé vì sao vứt đồ chơi, vì sao mẹ đánh… và bà rủ rỉ trò chuyện: "Bạn Mai lâu lâu đến nhà chơi với mình, nên nếu bạn thích cái gì mình nên cho bạn mượn một chút. Hoặc hai bạn cùng chơi chung với nhau thì bao giờ cũng vui hơn là chơi một mình. Cháu vẫn buồn vì chẳng có ai chơi mà sao lại giành đồ chơi với bạn. Đừng quên mình là người tốt mà, cháu nhé…”. Bé Hà nghe ra, chạy lại cùng chơi với bạn.
Trong trường hợp như thế phụ huynh nên nhớ có 2 nguyên nhân khiến bé không muốn nghe lời. Thứ nhất là cha mẹ phê bình con quá nhiều. Khi nghe những lời phê bình bé cảm thấy bị dị ứng. Từ đó tạo cho bé tâm lý chống đối để bảo vệ bản thân. Bé không thích và không muốn người khác phê bình không phải do nó có lòng tự trọng mà là do sĩ diện.
Nhiều bậc cha mẹ không muốn khen con nhiều vì sợ chúng trở nên kiêu ngạo. Điều đó cũng đúng. Do quen nghe lời đánh giá mình quá cao, tưởng rằng mình sinh ra là để được người khác khen ngợi nên khi nghe những lời phê bình, chúng cảm thấy cô đơn và oán trách mọi người, dần dần sống khép kín với mọi người xung quanh và tự làm tổn thương bản thân.
Bé được khen nhiều quá sẽ khi không chịu nổi lời phê bình, lúc đầu chúng rất đáng thương thậm chí còn nguy hiểm. Những bé lớn lên trong sự khen chê hợp lý thì lại dạn dĩ, chịu đựng được sóng gió. Tuy nhiên cũng không nên phê bình bé quá nhiều nó sẽ gây phản ứng chống đối ở bé, dẫn đến vấn đề không được giải quyết và thậm chí bé còn hư thêm.
Khen ngợi đúng mức là điều cần thiết, và rất hữu ích đối với sự trưởng thành của bé, bé được khen có thể làm tăng thêm sự tự tin, hơn nữa còn làm cho chúng tích cực hành động. Nhưng nếu khen ngợi quá mức sẽ rất có hại cho bé vì sẽ sinh ra tính tự kiêu, tự đại. Do đó nghệ thuật ở đây là chỉ ra được những ưu khuyết điểm của con bé để bé nhận ra được những sai lầm của mình.
Theo EVA.VN
- Dạy con theo kiểu các cụ (07:57:00 18/05/2008)
- Những kiểu dọa con hết hồn (16:26:00 16/05/2008)
- Dạy bé ngăn nắp (10:59:00 16/05/2008)
- Giúp bé bớt sợ hãi (10:44:00 16/05/2008)
- Hướng dẫn bé vệ sinh đúng chỗ (14:16:00 15/05/2008)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |