Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Táo bón ở bé

09:27:00 22/04/2008

Bệnh táo bón chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong số những bệnh lý về tiêu hóa ở bé, đó là việc giảm dần tần suất bài tiết chất thải của ruột. Bệnh này có nhiều căn nguyên khác nhau, có khi cấp tính hoặc mãn tính (chiếm đa số trong các trường hợp). 

Bệnh táo bón kéo dài ở bé nếu cha mẹ không kịp phát hiện, điều trị kịp thời sẽ làm bé chán ăn, không lên cân, nôn trớ, đau bụng kéo dài và có thể gây những biến chứng phức tạp để lại hậu quả như sa trực tràng, dãn đại tràng, trĩ... sau này.

Những nguyên nhân gây táo bón ở bé

1. Nguyên nhân thực tổn: đó là sự hoạt động kém của đại - trực tràng, hệ thần kinh và toàn thân bé.

Vì vậy, cha mẹ cần biết xác định rõ ràng, chú ý phân loại sớm để có biện pháp đặc trị cho bé kịp thời và đề phòng được những biến chứng nặng nề về sau như bệnh phình to đại tràng, suy giáp trạng.

2. Nguyên nhân cơ năng: Là do bé chưa hoàn thiện về hệ bài tiết, yếu tố dinh dưỡng và tâm lý.

Không nghiêm trọng như thực tổn, nguyên nhân cơ năng chủ yếu là do chức năng ống tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện như thương tổn quanh hậu môn: viêm, nấm, nứt hậu môn. Các yếu tố về dinh dưỡng của bé thì không khoa học và mất cân bằng: uống ít nước, thức ăn quá nhiều đạm, tinh bột, thiếu chất xơ...

Điều trị bệnh cho bé phải chia thành giai đoạn hợp lý (qua hướng dẫn của bác sĩ), đồng thời uống nhiều nước, duy trì chế độ ăn nhiều xơ, tạo thói quen giúp bé đi đại tiện đúng giờ và sử dụng thuốc chữa táo bón.

Ở nước ta, có rất nhiều loại thuốc chữa táo bón và có nhiều tên gọi khác nhau nhưng đều có chung nguồn gốc từ một số hoạt chất có tác dụng nhuận tràng, tăng thẩm thấu và tăng nhu động ruột. Đặc điểm chung của thuốc chữa táo bón là làm mềm phân, làm trơn hoặc gây tăng nhu động đại tràng. Do vậy, cha mẹ cần lưu ý để bé uống đủ thuốc sẽ giúp nhuận tràng, còn nếu uống liều cao dễ gây tiêu chảy.

1. Tác dụng nhuận tràng: Các loại dầu có nguồn gốc từ khoáng chất như parafine, koadremol, agarol làm bôi trơn giúp bé dễ đại tiện, nhưng chống táo bón không mạnh. Vì vậy cha mẹ cần tăng cường cho bé ăn thêm nhiều hoa quả để tăng cường chất xơ.

2. Thuốc gây tăng thẩm thấu có nhiều loại như sorbitol, lactulose, poly ethylenglycon, muối magiê... : thuốc uống áp lực thẩm thấu cao sẽ hút nước vào lòng ruột gây lỏng phân, dễ đại tiện. Nhóm thuốc này nhìn chung có tác dụng mạnh, dễ gây tiêu chảy (nhất là ở bé), do đó cha mẹ cần lưu ý để bù nước và điện giải. Có thể dùng như một thuốc làm sạch ruột (khi phải nội soi đại tràng hoặc phẫu thuật đường tiêu hóa).

3. Thuốc tăng nhu động ruột gồm: castorvil, sữa magiê, diphenyl methan (bisacodyl)... có tác dụng kích thích nhu động ruột làm co bóp mạnh hơn, giảm thời gian lưu thông của phân trong ruột. Cho nên khi uống dễ gây triệu chứng đau bụng.

4. Thuốc làm mềm phân: điển hình là các muối docusate làm phân lỏng, dễ đi ngoài, tuy nhiên cũng dễ gây tiêu chảy. Tuy nhiên thuốc không khuyến cáo dùng cho bé dưới 6 tuổi.

Theo EVA.VN

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo