Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tránh 5 thực phẩm ‘dở tệ’ cho bé

09:31:30 18/11/2012

Chọn đồ ăn vặt không khoa học có thể gây hại cho bé nhiều hơn so với người lớn. Đó là vì các bé chưa cần nhiều kalo nhưng lại cần nhiều chất dinh dưỡng. Đồ ăn vặt như soda, nước quả đóng hộp… không đáp ứng được nhu cầu này của bé.

Dưới đây là 5 đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe của bé:

1. Soda

Dù là thường xuyên hay thỉnh thoảng mới uống thì nước ngọt hoàn toàn không có dinh dưỡng. Soda thông thường chứa nhiều đường, có thể làm yếu men răng của bé. Đồng thời, nó làm bé lười ăn (uống) những thực phẩm giàu dinh dưỡng mà cơ thể cần.

2. Nước quả

Đừng nghĩ nước quả từ hoa quả ép nên luôn tốt cho sức khỏe của bé. Chất xơ có trong hoa quả tươi bị mất đi gần hết trong quá trình chế biến, chưa kể nước quả được pha nhiều đường hóa học. “Nước quả đóng hộp hoàn toàn không giàu năng lượng như cha mẹ nghĩ” - Ari Brown (chuyên gia dinh dưỡng và là tác giả cuốn Baby 411: Clear Answers and Smart Advice for Your Baby's First Year – tạm dịch Những hỏi – đáp thông minh về bé trong năm đầu đời) cho biết.

Các loại nước quả đóng hộp, đặc biệt là nước táo và lê ép thêm vào bột ngọt ăn dặm của bé là không nên. Theo Leanne Cooper (một chuyên gia dinh dưỡng, tác giả cuốn What Do I Feed My Baby: A Step-by-Step Guide to Solids – tạm dịch Hướng dẫn từng bước ăn dặm), lượng đường trong nước quả đẩy nhanh sự di chuyển của thức ăn trong hệ tiêu hóa. Khi thức ăn bị đẩy đi quá nhanh, cơ thể sẽ không có thời gian để hấp thụ những chất dinh dưỡng cần thiết. Điều này còn có thể dẫn tới tiêu chảy ở một số bé.

Nhiều cha mẹ khuyến khích bé uống nước quả để bổ sung vitamin C? Suy nghĩ này không hoàn toàn chính xác. Bé có thể nhận được vitamin C từ những phần hoa quả nhỏ mỗi ngày.

Theo Học viện nhi khoa Mỹ, bé có thể dùng các loại nước uống thay thế nước quả hợp với lứa tuổi. Bé dưới 6 tháng thì hoàn toàn không cần uống thêm nước gì ngoài sữa mẹ. Bé từ 6 tới 12 tháng có thể uống thêm lượng nước lọc nhỏ nhưng sữa mẹ và sữa công thức vẫn là đồ uống chính. Bé trên một tuổi có thể uống sữa tươi, sữa bò, sữa chua uống…

3. Bánh quy giòn (Crackers)

Bánh quy là đồ ăn vặt tiện lợi giúp bé cắn và nhai, làm thỏa mãn cơn đói của bé nhưng lại không phải món giàu dinh dưỡng. Chưa kể, ăn đồ ngọt còn làm bé dễ bị sâu răng sữa. Một số bánh quy mặn cung cấp quá nhiều muối.

“Những lát hoa quả tươi là lựa chọn khôn ngoan hơn nhiều cho bé” – chuyên gia Brown nói. Còn nếu bạn vẫn thích đồ ăn liền, nên chọn ngũ cốc có lượng đường thấp nhưng nhiều giá trị dinh dưỡng hơn bánh quy.

4. Những đồ ăn gia công

Cháo dinh dưỡng, thức ăn đường phố, vỉa hè… có thể nghèo dinh dưỡng, làm bé dễ tăng cân lại không đảm bảo an toàn vệ sinh.

Trong quá trình chế biến thức ăn, lượng dinh dưỡng sẽ bị mất đi, thay vào đó là muối, đường, chất béo, chất bảo quản… Những đồ ăn đóng hộp chế biến sẵn cũng không phải sự lựa chọn tốt nhất cho bé, ví dụ mì đóng hộp. Chúng thường chứa quá nhiều muối. Tốt nhất bạn nên tự tay nấu mì, thêm lên trên đó sốt cà chua, thịt thơm ngon cho bé.

5. Món tráng miệng có gelatin

Gelatin là chất phụ gia có tác dụng làm đông thực phẩm, dùng trong chế biến bánh, thạch, món tráng miệng… Nhiều người nghĩ món tráng miệng gelatin là thực phẩm hoàn hảo cho bé nhưng họ đã nhầm. Bởi gelatin không chứa protein, thay vào đó nó chứa đường, chất tạo màu, hương vị nhân tạo…

Ngoài ra, món có gelatin như thạch thường mềm, tưởng bé dễ nuốt nhưng lại làm tăng nguy cơ hóc, nghẹn.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo