- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
13 mẹo để bé ăn ngoan
Bé luôn làm bạn phát bực vì kén chọn đồ ăn hoặc luôn bỏ thừa trong bát. Dưới đây là những gợi ý để bữa ăn của con trở nên dễ dàng, thú vị hơn đồng thời, giúp bé phát triển thói quen ăn uống tốt.
1. Hãy là tấm gương tốt
Cha mẹ cần làm mẫu cho con trong thói quen ăn uống. Các bé quan sát những gì cha mẹ và người trong gia đình thích hoặc không thích món nào rồi bắt chước theo.
2. Nguyên tắc với đồ ăn vặt
Không cho bé ăn vặt (kể cả đồ uống) trước bữa chính khoảng 3 tiếng. Khi bé đi học trở về, cho bé một món lót dạ như miếng hoa quả hay hộp sữa chua. Sau đó, tránh cho bé ăn thêm thứ gì cho tới bữa tối. Khi con bạn đang đói cồn cào, bé sẽ bớt kén chọn và sẵn sàng ăn những món mà mẹ bày ra trước mặt bé.
3. Giảm thiểu thức ăn không lành mạnh
Cha mẹ nên tránh mua những thực phẩm dễ gây béo hay không có lợi cho sức khỏe. Nghĩa là hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, không mua nhiều đồ ăn vặt có đường…
4. Có sẵn đồ ‘ăn chay’
Luôn để sẵn hoa quả, rau củ luộc như carrot… để bé có thể tự lấy ăn bất kỳ khi nào đói.
5. Không ép
Khuyến khích nhưng không bắt buộc bé thử món mới. Không dùng đồ ăn để dụ bé nghe lời hay làm phần thưởng vì nó dễ thành thói quen xấu.
6. Không thúc giục hay dọa dẫm
Nếu bạn ngồi bên và liên tục giục hay dọa bé ăn thì bạn đang trong cuộc “đấu tranh quyền lực” với con bạn. Đừng cố thắng để muốn bé ăn thứ gì đó vì một bữa ăn dễ chịu sẽ khiến bé chịu ăn uống ngoan và dễ hấp thu chất dinh dưỡng.
7. Đừng buồn hay quá lo lắng
Nếu bé ăn rất ít hoặc hầu như không ăn gì vì không đói thì bạn tránh vội buồn bã. Bạn vẫn có thể dọn bữa cho con đúng giờ nhưng nói với bé là bé có thể ăn sau. Nếu bé nói là đói sau đó thì bạn có thể chuẩn bị một bữa ngon miệng cho con.
8. Lặp lại
Tập cho bé ăn một món mới lúc này sang lúc khác. Điều quan trọng là bạn phải giữ bình tĩnh và đừng thất vọng nếu bị từ chối. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các bé có phản ứng tự nhiên là từ chối thức ăn mới nhưng càng tập cho bé ăn nhiều lần thì bé càng có khả năng sẽ chịu ăn.
9. Ăn uống có giờ
Nên ăn cùng lúc và ở một chỗ hàng ngày.
10. Cùng bé đi chợ
Khuyến khích bé chọn mua thực phẩm lành mạnh. Tránh chọn nhiều đồ ăn vặt. Cùng bé đi chợ hoặc tới những gian hàng rau củ, cá thịt ở siêu thị để bé chọn.
11. Nấu ăn với bé
Nấu ăn không chỉ khuyến khích bé tự lập mà còn tạo niềm vui cho bé với đồ ăn.
12. Nói với con về dinh dưỡng
Chúng ta thường nghĩ bé chưa thể hiểu khi cha mẹ nói cho bé biết vitamin C trong nước cam giúp chống bệnh tật, hoặc beta-caroten trong carrot giúp tăng cường thị giác. Đừng rườm rà nhưng đơn giản lý do vì sao bạn chọn thực phẩm này cho bé.
13. Mọi thứ ở mức độ vừa phải
Bạn có thể cho bé ăn kem nhưng chỉ 1-2 que mỗi tuần hoặc ăn một miếng nhỏ bánh ngọt cách 2 ngày.
Phương Thảo
- 5 vitamin và chất khoáng bé cần (10:19:00 01/11/2012)
- Tập cho bé ăn thịt, hải sản, đậu phụ (10:58:00 24/10/2012)
- Thời điểm làm quen với 9 loại rau củ ăn dặm (08:26:00 22/10/2012)
- Chế biến 12 loại quả ăn dặm (14:27:00 17/10/2012)
- Gợi ý các món bột (cháo) với carrot (10:17:00 16/10/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |