- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Kiểm tra kiến thức của mẹ về ăn dặm
Trả lời 7 câu hỏi dưới đây rồi so sánh với đáp án để kiểm tra kiến thức chăm con ăn dặm của bạn.
>> Tránh lạm dụng bột gạo ăn dặm
>> Món nên tránh khi mới ăn dặm
>> 3 nhóm thực phẩm ăn dặm an toàn
1. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho bé bắt đầu ăn dặm ở độ tuổi nào?
a. 4 tháng.
b. 6 tháng.
c. 12 tháng.
2. Thực phẩm nào không nên là món tập ăn dặm đầu tiên cho bé?
a. Carrot xay nhuyễn.
b. Chuối dầm nhuyễn.
c. Bột gạo với sữa mẹ.
d. Thịt bò.
3. Đồ ăn dặm của bé có vẻ rất nhạt. Bạn có cần nêm muối vào không?
a. Có.
b. Không.
4. Khi cho bé thử một món mới, bé có thể bị dị ứng với món đó. Đâu là những dấu hiệu khi bé dị ứng thực phẩm?
a. Tiêu chảy.
b. Đau bụng.
c. Nổi nốt.
d. Tất cả các dấu hiệu trên.
5. Thức ăn cho bé chỉ nên được nấu (hâm) lại tối đa mấy lần?
a. Một lần.
b. 2 lần.
c. 3 lần.
6. Nhiệt độ trong tủ lạnh để bảo quản đồ ăn dặm tốt nhất là bao nhiêu?
a. Từ -5ºC tới -1ºC.
b. Từ 0ºC tới 5ºC.
c. Từ 6ºC tới 10ºC.
7. Khi nấu trứng cho bé, bạn phải đảm bảo điều kiện gì?
a. Lòng đỏ và lòng trắng đều chảy nước.
b. Lòng đỏ chảy, lòng trắng cứng.
c. Cả lòng đỏ và lòng trắng phải cứng.
Đáp án:
- Câu 1: b. Các chuyên gia về sức khỏe và dinh dưỡng nhi khoa khuyến cáo, bé cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Sau độ tuổi này, sữa mẹ không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé, đặc biệt là chất sắt nên bé cần ăn bổ sung.
- Câu 2: d. Một trong những điều đầu tiên bé học khi mới ăn dặm là tập nuốt thức ăn khác ngoài sữa lỏng. Do phản xạ nuốt còn kém, nguy cơ hóc nghẹn cao nên những món loãng, nhuyễn như hoa quả, rau củ, bột pha lẫn sữa... là phù hợp với bé.
Còn thịt bò hoàn toàn không nên là món tập cho bé ăn dặm.
- Câu 3: b. Bạn không nên nêm muối vào đồ ăn dặm cho bé, nhất là trong năm đầu tiên bởi vì thận của bé còn yếu, chưa xử lý được đồ ăn có muối. Trong thời gian này, bé chỉ cần khoảng 1 gram muối mỗi ngày. Lượng muối này được đáp ứng đủ thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức.
- Câu 4: d. Đau bụng, tiêu chảy, nổi nốt đều có thể là dấu hiệu của dị ứng thức ăn dặm. Dấu hiệu nhẹ của dị ứng thức ăn khác là sưng mắt, sưng mặt, ngứa miệng, ngứa họng, nôn trớ. Dấu hiệu nặng gồm khò khè, khó thở, tụt huyết áp...
- Câu 5: a. Đừng bao giờ nấu lại thức ăn cho bé quá một lần. Điều này nghĩa là khi bạn đông lạnh (hoặc bảo quản ở tủ lạnh) thức ăn dặm thì bạn chỉ nên nấu (hâm) lại thức ăn đó một lần. Nếu bé ăn thừa thì phải bỏ đi. Không được tiếp tục bảo quản đồ ăn thừa trong tủ lạnh rồi nấu lại cho bé ăn tiếp. Như thế, nguy cơ nhiễm khuẩn và ngộ độc thức ăn ở bé rất cao.
- Câu 6: b.
- Câu 7: c. Bạn phải nấu trứng cho bé tới khi cả lòng đỏ và lòng trắng đều là khối cứng, chứng tỏ trứng chín kỹ, để tránh bé bị nhiễm khuẩn salmonella.
Phương Thảo
- 6 cách chế biến quả bơ ăn dặm (11:14:00 10/08/2012)
- Cho bé ăn dặm khoai lang (11:32:00 08/08/2012)
- Chọn và chế biến dâu tây ăn dặm (08:02:00 06/08/2012)
- Chọn và chế biến quả mơ ăn dặm (08:41:00 03/08/2012)
- Tăng độ thô của thức ăn dặm (09:45:00 02/08/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |