Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Hâm nóng đồ ăn dặm hợp lý

07:28:30 20/12/2011

Khi hâm nóng thức ăn dặm, điều quan trọng là cần tuân thủ quy tắc an toàn thực phẩm để bé có bữa ăn ngon, bổ dưỡng mà không bị nhiễm khuẩn.

>> Không dùng sữa thừa sau 1 tiếng 
>> Làm ấm sữa bình đã nguội

Hâm lại thức ăn đã nấu chín và đã bảo quản lạnh

Điều này hoàn toàn nên làm. Trên thực tế, nhiều người mẹ nấu đồ ăn cho con vào một nồi lớn (buổi sáng); sau đó, chia ra từng phần nhỏ, bảo quản lạnh và để bé dùng trong ngày (hoặc vài ngày, tùy cách bảo quản). Nếu bạn muốn bảo quản lạnh thức ăn cho con, nên để nguội thức ăn rồi cho vào tủ đông hoặc ngăn đá tủ lạnh ngay lập tức.

Khi hâm lại thức ăn đông lạnh cho con, cần đun sôi kỹ (không phải chỉ làm ấm) vì đun sôi kỹ lại mới có thể tiêu diệt được vi khuẩn trong thức ăn. Nên lấy từng lượng thức ăn thích hợp, nấu lại kỹ rồi để mát (hoặc ấm) mới cho bé ăn. Thực phẩm nấu chín rồi đem đông lạnh cho bé gồm thịt, cá, hải sản, rau, củ...

 

Tránh hâm lại đồ ăn thừa

Khi bé ăn không hết, nhiều người mẹ tiếc nên tiếp tục trữ lạnh và hâm lại thức ăn thừa để bé dùng sau đó. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên không nên làm như vậy. Khi đun lại thức ăn lần hai, thức ăn có thể bị vữa, hỏng và gây ngộ độc thức ăn. Nên vứt bỏ đồ ăn thừa vào cuối bữa ăn của con.

Lưu ý hâm lại bột gạo (hay cháo) cho con

Một số người mẹ nấu một nồi cháo trắng (vào buổi sáng) sau đó, để nguội trong phòng. Đến từng bữa thì múc một phần cháo đủ ăn để nấu lại cùng thức ăn mặn cho con. Cách này giúp nhiều người mẹ tiết kiệm thời gian và công sức.

Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên cần lưu ý an toàn nếu hâm lại bột gạo hay cháo cho con. Bởi vì gạo có chứa một loại vi khuẩn tự nhiên gọi là vi khuẩn Bacillus cereus. Nấu lại cháo kích hoạt các bào tử của vi khuẩn này (nhưng tất nhiên, nếu cháo được bảo quản đúng cách thì vẫn an toàn để hâm nóng lại và cho bé ăn, nếu cần).

Nguy hiểm là khi cháo đã nấu chín lại được để quá lâu ở nhiệt độ không phù hợp (15-40ºC – thường là nhiệt độ trong phòng). Khi đó, các bào tử sẽ phát triển thành vi khuẩn, sản xuất các độc tố, gây các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm gồm nôn, tiêu chảy, đau bụng... Những độc tố này không hề bị phá hủy cho dù cháo có được hâm nóng (hay đun lại sau đó). Vì thế, dù bạn cho con ăn cháo mát (không đun lại) hoặc cháo nóng (đun lại) thì vẫn không an toàn.

Tốt nhất là các thực phẩm bạn nấu cho con và để ăn trong ngày thì cần được bảo quản lạnh càng nhanh càng tốt (trong vòng 1 tiếng). Bằng cách cho chúng vào những hộp chứa; sau đó, cho vào tủ lạnh ngay lập tức.

Lưu ý khi ngâm sữa chua vào nước nóng

Trong mùa đông, không ít người mẹ vì sợ sữa chua lạnh nên thường ngâm hộp sữa vào nước nóng để bớt lạnh rồi mới cho bé ăn. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên ngâm sữa chua vào nước nóng vì nước nóng sẽ làm giảm hoạt động (thậm chí là làm chết) những vi khuẩn sống có lợi thường thấy trong sữa chua. Do đó, tác dụng của sữa chua bị giảm đi nhiều.

Cách tốt nhất là bạn để sữa chua ra ngoài (nhiệt độ phòng) để sữa chua bớt lạnh rồi mới cho con ăn. Hoặc chỉ ngâm sữa chua vào nước ấm khoảng 10-15 phút. Tránh ngâm quá lâu vì nhiệt độ ấm sẽ làm sữa chua bị chua hơn (do vi khuẩn tiếp tục lên men trong môi trường nhiệt độ cao).

 Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo