Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thích ứng với bé lười ăn

07:38:30 16/08/2010

Khi con lười ăn, cha mẹ cần bình tĩnh và nên nhớ, có những giai đoạn lười ăn là bình thường ở bé. Tình trạng này sẽ được khắc phục dần theo thời gian.

Nhận biết bé đã ăn no

Bé ăn no là khi:

- Mím chặt miệng khi mẹ đưa thức ăn lại gần miệng.

- Nói “không”.

- Quay đầu ra khỏi chỗ có thức ăn.

- Lấy tay đẩy thìa (bát, đĩa) đựng đồ ăn.

- Ăn ngậm.

- Phun đồ ăn trong miệng.

- Nhoài người ra khỏi ghế (chỗ ngồi ăn).

- Quấy khóc, la hét không ngừng.

Ứng phó với bé lười ăn

Phần lớn các bé 1-2 tuổi chỉ thích thú với một số ít đồ ăn. Đây là giai đoạn phát triển tâm lý bình thường ở bé tuổi chập chững, còn gọi là chứng sợ đồ ăn mới. Các bé cần thời gian để học cách làm quen và hứng thú với những món ăn này. Bé cũng cần thời gian để quan sát cha mẹ và người xung quanh ăn những loại đồ ăn đó. Để khuyến khích bé ăn ngoan, bạn nên thử vài gợi ý như sau:

- Ăn cùng con càng thường xuyên càng tốt: Các bé tuổi tập đi học ăn bằng cách quan sát và bắt chước cha mẹ hoặc anh (chị) của bé.

- Thích thú với những món ăn: Cha mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc làm mẫu cho bé; vì thế, thái độ tích cực của cha mẹ với thực phẩm sẽ tác động tốt tới bé.
Cho bé ăn cùng bạn chơi của bé ngay khi có thể: Hãy mời một người bạn của bé đến nhà dùng bữa. Bé sẽ ăn ngoan hơn khi được ăn cùng bạn của mình.

- Tuân thủ lịch ăn: gồm 3 bữa chính và 3 bữa phụ, chia đều trong ngày. Ăn đúng giờ còn giúp bé khỏe mạnh nhờ tiêu hóa tốt. Các bé có khi lười ăn là do bụng còn no hoặc quá mệt mỏi, buồn ngủ nên không muốn ăn. Đừng hy vọng bé sẽ ăn một bữa thật no trước giờ đi ngủ. Hãy cho bé một bữa nhẹ nhàng hoặc uống một chút trước cữ ngủ ban ngày và sau khi thức giấc, bé sẽ ăn được nhiều hơn.

- Một bữa nên kéo dài 20-30 phút và nên kết thúc khi bé không muốn ăn thêm nữa. Tốt hơn là bạn nên đợi đến bữa chính (bữa phụ) kế tiếp mới nên cho bé ăn hơn là cứ ép bé phải ăn trong một bữa. Phần lớn các bé hào hứng ăn ngoan trong 20 phút đầu.

- Cổ vũ bé khi bé ăn ngoan vì bé rất thích được động viên. Nếu bạn chỉ chăm chăm quát con khi con lười ăn, bé có thể muốn từ chối ăn để lôi kéo sự quan tâm của bạn. Các bé rất thích được cha mẹ quan tâm, dù sự quan tâm ấy là quát tháo. Nếu bé lười ăn, thử mang đồ ăn ra nơi khác mà không cáu giận hay bực dọc.

- Đưa khẩu phần nhỏ vì bé sẽ thấy quá sức với những phần ăn quá lớn và điều này làm bé mất cảm giác thèm ăn. Khi một phần nhỏ đã được ăn hết, hãy khen ngợi bé trước khi đưa ra một phần nhỏ tiếp theo.

- Thỉnh thoảng, nên cho phép bé ăn bốc và gây ra đống lộn xộn trong bữa ăn. Bởi vì, các bé rất thích được tự mình bốc thức ăn.

- Tạo không khí thoải mái trong bữa ăn nhưng cần tránh xa những yếu tố gây nhiễu như tivi hay game. Bé cần tập trung để ăn là tốt nhất và bé sẽ khó ăn hơn nếu phải bận tâm đến những thú vui bên cạnh.

- Cho bé tham gia mua sắm và chuẩn bị bàn ăn như đặt thức ăn lên bàn. Điều này khuyến khích thái độ tích cực của bé với đồ ăn và bữa ăn.

- Cho bé tham gia nấu nướng và chế biến thức ăn đơn giản (nếu bạn có thời gian và kiên nhẫn). Bằng cách chạm vào những đồ ăn mới mà không phải ăn, bé sẽ có cảm giác gần gũi với đồ ăn mới và háo hức thử chúng hơn.

- Đổi thực đơn cho mỗi bữa hoặc thay đổi không khí ăn uống, chẳng hạn, cả nhà có một buổi dã ngoại cuối tuần. Điều này giúp bé hứng thú và ăn được nhiều hơn.

Điều không nên làm

- Hối thúc bé: vì một số bé ăn rất chậm nên nếu bị thúc giục, bé sẽ giảm cảm giác thèm ăn.

- Ép bé ăn dù bạn biết bé đã ăn no: Cũng đừng bao giờ bắt bé phải ăn hết sạch thức ăn trong bát.

- Đổ bỏ thức ăn bé vừa từ chối và thay ngay bằng món mới: Bé lười ăn luôn cần nhiều kiên nhẫn từ mẹ. Nếu bạn vội vã thay thế bằng những món bé yêu thích thì vô tình, bạn đã hạn chế cơ hội được thử những món mới của con.

- Dùng thức ăn ngọt làm phần thưởng khi bé vừa hoàn thành một khẩu phần nhỏ: Điều này chỉ khiến bé tưởng đồ ăn ngọt thì ngon hơn những hương vị khác.

- Cho bé uống sữa, nước quả trong vòng 1 tiếng trước (sau) khi ăn: đồ uống làm mất cảm giác thèm ăn ở bé. Nếu bé khát, nên cho bé uống nước lọc thay thế.

- Cho ăn vặt ngay trước (sau) bữa chính: Điều này khiến bé lười ăn ở bữa chính.

- Nghĩ rằng bé từ chối món này là bé không thích món đó: Khẩu vị của bé có thể thay đổi theo thời gian. Một số bé ban đầu từ chối món ăn nhưng được mẹ cho thử nhiều lần nên dần dần bé cũng thích.

- Phạt bé khi bé ăn không ngoan: Làm vậy chỉ khiến bé sợ hãi với mỗi bữa ăn mà thôi.

Nếu bé lười ăn khiến cha mẹ lo lắng

Nếu đã thử nhiều cách mà bé vẫn lười ăn, nhất là khi bé tăng cân chậm (không tăng cân) thì cha mẹ nên đưa con đi khám. Đôi khi, nguyên nhân bé lười ăn là do bệnh lý hoặc tâm lý mà cần bác sĩ can thiệp.

Phương Thảo (Theo Ivilages)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo