- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
Lý do không nên nêm muối vào đồ ăn dặm
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên, không nên thêm muối vào thức ăn dặm nhưng có bao giờ bạn thắc mắc lý do vì sao?
Dưới đây là giải đáp về mối nguy hiểm khi ăn nhiều muối:
Cơ thể con người cần một số muối để hoạt động tốt. Do cơ thể không tự sản xuất ra muối nên một chút muối là cần thiết trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, yêu cầu về muối ở bé là rất nhỏ (ít hơn 1g mỗi ngày dưới 12 tháng tuổi) và nhu cầu này được đáp ứng bởi sữa mẹ hoặc sữa công thức.
Thận của bé không thể xử lý tốt với số muối nhiều hơn 1g mỗi ngày, có nghĩa là thêm muối vào thức ăn của bé có thể dẫn tới tổn thương thận nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong do tiêu thụ quá nhiều muối.
Ngoài ra, có bằng chứng cho thấy tiêu thụ quá nhiều muối từ khi còn nhỏ có thể dẫn tới huyết áp cao sau này, đặc biệt là trong các gia đình có tiền sử cao huyết áp.
Đừng lo thức ăn của bé nhạt nhẽo
Bạn có thể thấy đồ ăn dặm của bé nhạt nhẽo nếu không được nêm muối, đơn giản vì khẩu vị của bạn đã quen với vị mặn. Trong khi đó, khẩu vị của bé chưa phát triển nên bé chưa hứng thú với vị mặn. Khi ấy, thức ăn mà bạn cho là nhạt nhẽo lại được bé chấp nhận hoàn toàn.
Có thể thêm gia vị nhưng không phải muối
Thay vì nêm muối vào thức ăn dặm, bạn có thể thêm những loại rau gia vị như hành tây, hành lá, tỏi tây… Những hương liệu tự nhiên này thực sự có lợi cho sức khỏe của bé vì chúng cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng. Một số cha mẹ sử dụng một chút xíu hạt tiêu đen hoặc tỏi để làm tăng hương vị cho món ăn của bé và đồng thời, nó cũng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
Có thể hỏi ý kiến bác sĩ dinh dưỡng về việc nêm gia vị cho bé.
Kiểm tra những nguồn thực phẩm nhiều muối
Không sử dụng nước thịt dành cho gia đình để nấu đồ ăn dặm cho bé vì chúng chứa lượng muối cao. Thay vào đó, cần nấu riêng đồ ăn cho con hoặc nấu chung nhưng cần tách riêng trước khi nêm gia vị.
Nếu dùng thịt, rau quả đóng hộp dành cho bé, cần kiểm tra nhãn để chắc chắn không có muối được thêm vào. Tốt nhất, hãy mua đồ hộp theo đúng độ tuổi của bé vì đồ ăn dành cho bé biết đi chứa lượng muối nhiều hơn một chút so với bé chưa đến tuổi chập chững.
Nên tìm mua loại phômai có hàm lượng natri thấp và kiểm tra bao bì cẩn thận vì bạn có thể ngạc nhiên vì lượng muối trong một loại phômai nào đó.
Tránh những loại nước sốt đã làm sẵn vì độ muối có trong những thực phẩm này là quá cao với bé.
Phương Thảo (Theo Homemadebabyfood)
- Cách dùng sữa chua nước (15:40:00 22/08/2010)
- Cách giữ vitamin C trong đồ ăn dặm (09:31:00 19/08/2010)
- Thích ứng với bé lười ăn (08:10:00 16/08/2010)
- Lượng sữa hợp lý theo tháng tuổi (16:01:00 11/08/2010)
- Phòng thiếu sắt ở bé sau 1 tuổi (10:56:00 10/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |