Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Rắc rối khi chăm ăn cho bé

19:31:30 25/07/2010

Khá nhiều người mẹ gặp rắc rối vì bé thường nôn trớ khi ăn hoặc bú. Đây là vấn đề phổ biến với các bé mới sinh vì khi đó, bé chưa thể ngồi thẳng lên trong và sau khi ăn.

Cơ thắt phân cách thực quản và dạ dày còn chưa trưởng thành, gây khó khăn cho bé khi giữ thức ăn trong dạ dày và khiến thức ăn từ đó trào ngược lên miệng, mũi của bé. Tình hình xấu đi nếu bé ăn quá nhanh, khi bú nuốt phải nhiều không khí. Tuy nhiên, chuyện này sẽ giảm dần khi bé được khoảng 7 tháng tuổi.

Cách ứng phó: Tránh cho bé bú lúc bé quá đói. Giữ cho bé ngồi thẳng sau khi bú. Vỗ ợ hơi cho bé 3-4 lần và kiểm tra tốc độ chảy của bình sữa (với bé bú bình). Nôn trớ ở bé có thể do chứng trào ngược dạ dày thực quản, cần sự trợ giúp từ bác sĩ.

Những rắc rối tương tự khi chăm con ăn, từ Motherbabycare:

Nôn trớ ngay sau khi ăn

Tình trạng này có thể là do viêm dạ dày (ruột) cấp tính (do virus, nhiễm trùng tau hoặc nhiễm trùng đường tiểu). Cha mẹ không nên coi thường nôn trớ ngay sau khi ăn vì nó có thể cảnh báo dấu hiệu sức khỏe nghiêm trọng như viêm màng não, tắc nghẽn đường ruột, thậm chí cả ruột thừa.

Cách ứng phó: Bé bị viêm dạ dày có thể nôn trớ thường xuyên sau khi ăn. Cách tốt nhất là cho bé ăn từng cữ nhỏ, thường xuyên để tránh mất nước. Nếu kèm theo đau bụng, khó nuốt, sốt cao; nôn trong hơn 12 tiếng, nôn ra máu hoặc chất màu xanh lá cây (mật), không thể đi tiểu thì bạn nên đưa bé đi khám khẩn cấp.

Tranh thủ ‘nhồi’ con

Nhiều người mẹ có xu hướng cho bé bú để làm dịu cơn quấy khóc, đánh lạc hướng ngay cả khi bé không đói. Ăn quá mức có thể làm bé bị nôn trớ, tiêu chảy và dẫn tới bệnh béo phì trong nay mai.

Ứng phó: Đừng cố “nhồi” mỗi khi bé khóc.

Thiếu dinh dưỡng

Một số bé quấy khóc khi cho ăn, khó khăn trong việc nuốt và bú, dẫn tới thiếu dinh dưỡng, lại dễ gây nôn trớ. Cho ăn không đúng cách hoặc sữa công thức kém chất lượng cũng khiến bé bị nôn trớ.

Ứng phó: Hãy xem xét loại sữa công thức mà bạn chọn. Nếu bé nhẹ cân, suy dinh dưỡng, bạn cần đưa bé đi khám ngay.

Mất nước

Mất nước là một trong những biến chứng nghiêm trọng, có thể do bé thiếu sữa. Dấu hiệu đặc trưng là khô miệng, ít hoạt động, buồn ngủ và hôn mê, khóc không có nước mắt, ít đi tiểu. Mất nước nặng khiến nồng độ muối trong máu giảm (hoặc tăng) bất thường, gây xuất huyết não.

Ứng phó: Cho bé bú thường xuyên. Nếu thấy có dấu hiệu mất nước, cần đưa bé đi khám ngay. Bác sĩ có thể truyền chất lỏng và chất điện giải như natri và clorua cho bé.

Luôn đói

Nếu bé luôn đói dù được bú thường xuyên, có thể do bạn chưa cho con bú đúng tư thế. Nó cũng có thể do sữa mẹ ít hoặc bé bị đau miệng.

Ứng phó: Cho bé bú thường xuyên, vắt sữa và uống đủ nước sẽ giúp tăng nguồn sữa mẹ. Hãy kiểm tra xem bé có những đốm nhỏ hay vết lở loét quanh miệng hay không. Đồng thời, thử thay đổi tư thế cho con bú.

Ngủ ngay sau cữ bú

Bình thường nhiều bé vẫn ngủ ngay sau mỗi cữ bú, có bé vừa bú vừa ngủ.

Ứng phó: Bạn có thể kiểm tra xem có biến chứng nào khác liên quan đến chuyện bé ngủ ngay sau mỗi cữ bú không. Nếu không, cần rút “ti mẹ” (hoặc bình sữa) ngay khi bạn thấy con sắp rơi vào giấc ngủ.

Phương Thảo

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo