- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Chất xơ của Yến Mạch và vi sinh vật có lợi Bifidobacterium, BB-12™ hỗ trợ sức ...
-
Bồ câu tiềm thuốc bắc và Canh bí đỏ hầm sườn heo.
-
GELOPECTOSE® tặng mỗi mẹ 01 phiếu tư vấn và khám miễn phí tại các phòng mạch ...
-
Sản phẩm của Hoff không sử dụng chất bảo quản, màu tổng hợp, hương liệu, ...
-
Váng sữa rất phù hợp với các bé đang cần có thêm năng lượng và chất dinh dưỡng ...
-
Món ăn ngon có yếu tố cân bằng dinh dưỡng, tiện dụng cho những lúc mẹ bận rộn.
-
Uống nhiều sữa không giúp tăng lượng sữa mẹ.
-
Gợi ý cho mẹ cách làm sữa ngô, sữa hạnh nhân và sữa óc chó cho bé 8 tháng.
-
Mẹ hãy ngâm cá vào nước muối loãng hay nước vo gạo để rửa cá sẽ bớt mùi tanh.
4 giai đoạn ăn dặm
Quá trình ăn dặm được các chuyên gia chia làm 4 bước quan trọng: làm quen với thức ăn mịn (4-6 tháng); tiếp xúc với thức ăn lổn nhổn (7-9 tháng); thức ăn dạng miếng nhỏ và ăn bốc (10-12 tháng) và giai đoạn tự ăn, ăn cùng gia đình (12 tháng trở lên).
1. Mùi vị đầu tiên (4-6 tháng)
Nguyên tắc khi bé mới ăn dặm là thức ăn cần mịn, nhuyễn. Sự mềm mịn ấy sẽ giúp bé quen dần với nguồn thức ăn mới, ít chất lỏng hơn và dạy bé cách chuyển động thức ăn trong miệng trước khi nuốt xuống cổ họng.
Nhóm thức ăn nhuyễn bao gồm:
- Bột gạo ăn dặm (baby rice).
- Carrot, khoai lang nghiền nhuyễn.
- Táo, lê hoặc xoài nghiền nhuyễn…
2. Giới thiệu thức ăn mềm, lổn nhổn (7-9 tháng)
Khi đã quen với thức ăn có độ mềm nhuyễn, bạn cần khuyến khích con tập ăn những món lổn nhổn (cục nhỏ) nhưng vẫn đảm bảo độ mềm. Cách ăn này giúp lưỡi của bé linh hoạt, hỗ trợ phát triển khả năng tập nhai. Nhóm bé được làm quen với thức ăn lổn nhổn trong giai đoạn này thường ăn uống đa dạng và ngoan hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Gợi ý nhóm thức ăn lổn nhổn cho bé:
- Chuối chín dầm nhuyễn.
- Quả bơ chín, dầm nhuyễn.
- Bánh bột gạo mềm.
- Thạch được dầm nhuyễn.
- Thịt gà xay nhuyễn với khoai tây.
- Thịt cá được lọc bỏ xương.
- Mỳ sợi được cắt ngắn với nước sốt thêm phômai.
Có thể chế biến thức ăn dạng canh lổn nhổn nhưng vẫn đảm bảo độ mềm cho bé. Tránh cho bé những thức ăn dạng cục cứng lẫn với ít nước sốt. Sẽ rất khó cho bé khi ăn nếu những cục thức ăn bị giữ lại trong miệng còn nước sốt đã xuống hết dạ dày. Chẳng hạn, món mỳ sợi với quá ít nước sốt có thể khiến bé khó khăn khi xoay sở.
3. Thức ăn băm nhỏ và ăn bốc (10-12 tháng)
Những cục thức ăn lớn hơn thông qua thói quen bốc thức ăn hỗ trợ khả năng nhai cho bé, cũng như giúp bé phát triển các cơ hàm khi nói. Những miếng rau, củ, quả được hấp (hoặc không hấp với quả tươi) thái dạng mỏng, dài giúp bé ăn dễ hơn vì bé đã bắt đầu biết cắn thức ăn.
Gợi ý nhóm thức ăn cho bé:
- Súp lơ xanh (trắng) được hấp chín và băm nhỏ.
- Miếng đậu phụ, lòng đỏ trứng gà luộc thái dạng hạt lựu.
- Thịt hoặc cá được lọc xương thái dạng hạt lựu.
- Bánh mềm, thái dạng hạt lựu.
- Phômai dạng hạt lựu…
4. Tự ăn và ăn cùng gia đình (từ 12 tháng trở lên)
Giai đoạn này, bé có thể ngồi ăn cùng với gia đình. Nhưng lưu ý khi cho bé thử những món của người lớn, cần thái thức ăn thành những miếng mà bé dễ dàng kiểm soát được. Các bé thường thích bắt chước cách ăn của người xung quanh; vì thế, thói quen ăn đa dạng và đúng giờ của cha mẹ là tấm gương với bé. Cần tránh cho bé dưới 5 tuổi ăn tất cả các loại hạt để phòng nguy cơ bị hóc.
>> Món ngon từ rau củ cho bé 6-9 tháng tuổi
>> Bắt đầu giai đoạn ăn dặm
Phương Thảo (Theo Heinzbaby)
- Lưu ý khi bảo quản sữa công thức (08:00:00 24/12/2009)
- Bảo quản đồ ăn dặm trong ngăn đá (08:26:00 23/12/2009)
- Lợi ích của sữa dê (08:45:00 22/12/2009)
- Bữa bột ăn dặm đầu tiên (08:23:00 18/12/2009)
- Dinh dưỡng cho bé tuổi mẫu giáo (08:35:00 14/12/2009)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |