Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ăn mà vẫn còi

15:39:30 26/11/2008

Bé Thảo Phương (khu tập thể B3 Giảng Võ, Hà Nội) đã 5 tuổi nhưng chiều cao và cân nặng chỉ tương đương với trẻ 3 tuổi.

Anh trai của bé năm nay học lớp 3, chiều cao thì đảm bảo theo đúng lứa tuổi nhưng cân nặng chỉ vỏn vẹn 20kg. Cả hai cháu bé đều không phải là thiếu ăn, bởi bố mẹ cháu là những người có thu nhập cao, gia đình khá giả. 
Tuy nhiên, mọi chế độ ăn uống của hai con, bố mẹ cháu đều phó thác cho người giúp việc.

Còn bé Bin (ngõ 294 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội) thì ngược lại, được bố mẹ chăm sóc kỹ lưỡng nhưng vẫn “bé như cái kẹo”, đã 3 tuổi nhưng chưa biết ăn cơm. Hằng ngày, bé chỉ ăn cháo, thậm chí không nhai mà nuốt chửng. Thức ăn của Bin chủ yếu là thịt nạc, chim cút hầm, gỡ lấy thịt trộn với cháo... Gần đây, cô giáo của cháu khuyên bố mẹ đưa đến Trung tâm Dinh dưỡng, họ mới biết con mình bị suy dinh dưỡng (SDD) vì chăm sóc thiếu khoa học.

 

PGS. TS. Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, tình trạng SDD nhẹ cân và SDD thấp còi ở trẻ em Việt Nam chủ yếu do sự hiểu biết về dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng của các bậc cha mẹ còn hạn chế. Chế độ ăn không hợp lý khiến nhiều trẻ còi cọc, số khác thì tăng cân quá mức, béo phì.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 33,9% số trẻ em dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi. Khoảng 30% trẻ bị thiếu kẽm, 34% thiếu sắt. Chế độ ăn của trẻ em Việt Nam mới chỉ đạt 30-50% so với nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Hậu quả của tình trạng SDD là trong hai thập kỷ qua, người trưởng thành Việt Nam chỉ cao thêm trung bình 1,5cm. Có tới 35-40% số trẻ dưới 2 tuổi có chiều cao thấp (tính theo lứa tuổi).

Cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau

Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ, PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm khuyên, những trẻ 1 tuổi trở lên đã ăn cơm được cùng với bố mẹ, nên cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng. Cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, tránh ăn một vài loại nhất định, khuyến khích trẻ ăn nhiều rau để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Hiện nay, hầu hết khẩu phần ăn của trẻ em Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng về năng lượng, canxi, sắt và các vitamin nhóm B. Nhiều trẻ em bị thiếu máu, thiếu sắt dẫn đến kết quả học tập sa sút.

Trẻ em khi bị thiếu máu, thiếu sắt thường có các dấu hiệuda xanh xao, môi nhợt, lòng bàn tay trắng hoặc hồng nhợt, cơ nhão, bụng ỏng (to), chậm biết bò, ngồi, đứng, đi. Trẻ thường kém hoạt bát, chơi chóng mệt. Đối với trẻ đang đi học, thường học kém và hay buồn ngủ, hoa mắt, chóng mặt. Khi thấy có các triệu chứng nghi ngờ bị thiếu máu trên nên đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và thử máu để xác định chính xác bệnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cảnh báo, hầu hết trẻ bị SDD lúc nhỏ, khi lớn lên trẻ đều có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì và mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường tuýp 2... 

 Theo Gia Đình & Xã Hội

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo