Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Gợi ý cách nấu hợp khẩu vị bé

15:24:30 11/12/2008

 

Nấu ăn cho bé đòi hỏi có sự chăm chút kỹ lưỡng. Bé nhỏ có cảm giác vị giác tốt hơn người lớn rất nhiều. Vì vậy khi nêm nếm thức ăn cho bé, bạn cần nêm nhạt hơn 'lưỡi' của bạn một chút.

Lời khuyên từ bác sĩ Đào Thị Yến Thuỷ (Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM)

Bổ đúng cách

Nhiều người nghĩ rằng sau khi hầm nhừ một loại thực phẩm nào đó, tất cả những chất bổ tinh tuý nhất của thực phẩm đã tan vào trong nước. Tuy nhiên, khi phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm,...) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, chất xơ trong rau củ cũng vậy. Vì vậy muốn nhận đủ các chất dinh dưỡng, phải cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Phần nước hầm có một vị ngọt ngon nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu.

Nhiều bà mẹ bỏ nhiều công sức chăm con kỹ vậy mà con vẫn bị suy dinh dưỡng. Ngày nào cũng tốn cả tiếng đồng hồ hầm xương với khoai tây, carrot để nấu cháo cho bé mà bé vẫn ngày càng ốm đi.

Bé tuy nhỏ nhưng cũng đã biết thưởng thức mùi vị, ăn mãi một món làm sao mà không chán. Cho bé ăn uống đa dạng, đổi món thường xuyên là cách tốt nhất để bé nhận được nhiều loại chất dinh dưỡng mà không bị ngấy.

 

Giúp bé ăn khoẻ

Một nồi cháo đầy đủ bốn nhóm dinh dưỡng gồm: cháo, thịt lợn, rau mồng tơi, dầu ăn. Khi bạn hâm lại lần một rồi lần hai, lượng vitamin trong rau sẽ mất đi gần hết và có mùi vị khó ăn. Bé lại bị chán vì ăn ba bữa có một mùi vị.

Tại sao bạn không hầm một nồi cháo trắng khoảng ba bát, sau đó múc ra một chén cháo nấu riêng với thịt lợn, rau mồng tơi, dầu nêm nước mắm để ăn sáng; phần cháo trắng còn lại cất vô tủ lạnh, trưa múc ra một bát nấu với thịt bò, rau lang, dầu ăn nêm nước tương; bát cháo còn lại ăn tối với đậu hũ, bí đỏ, dầu ăn nêm đường ngọt.

Lưu ý sau khi băm nhuyễn thịt, cá… sống, bạn nên đánh tan phần đạm này trong một ít nước lã trước khi bỏ vào nồi nấu chín thì thịt sẽ không bị vón cục lại. Phần rau củ cũng nên băm nhỏ để bé nhận được đủ chất dinh dưỡng và chỉ nên nấu rau một lần.

Có nhiều bé lớn 3–4 tuổi, mọc đầy đủ răng rồi mà vẫn còn phải ăn bằng máy xay sinh tố, vì cứ ăn lợn cợn là bị nôn trớ. Để tránh điều này, bạn nên tập cho bé ăn những thức ăn phù hợp trong từng thời điểm của bé.

Khi bé sáu tháng tuổi thì tập ăn bột loãng rồi sệt dần, 7–8 tháng ăn cháo nhuyễn hoặc bột đặc, 12 tháng thì tập quen với cháo nấu còn hột và các thức ăn mềm như phở, bún, nui xào...

Khi bé hai tuổi, mọc đủ răng hàm thì ăn cơm. Mỗi khi chuyển tiếp chế độ ăn, những bữa đầu mới tập có thể bé sẽ nôn trớ nhưng sau đó, bé sẽ quen dần. Nên chuyển đổi dần dần để bé dễ thích nghi.

“Cai máy xay sinh tố” bằng cách xay thô dần sau đó ăn cháo nấu đánh qua rây inox có lỗ hơi to, chuyển dần với cháo hột, cháo đặc, cơm nhão chan canh, rồi cơm hột.

Những dấu hiệu báo động tình trạng rối loạn ăn uống
 
Các bậc phụ huynh cần xem xét những dấu hiệu khác thường. Nếu bạn để ý thấy bất kỳ biểu hiện lạ nào sau đây, hãy gặp bác sĩ dinh dưỡng:

- Bỏ bữa, luôn đưa ra những lý do thoái thác để không ăn hoặc ăn rất ít.

- Thức ăn trong bếp "tự" biến mất hoặc tìm thấy những giấy gói thực phẩm đã sử dụng ở đâu đó.

- Tránh hoàn toàn những đồ ăn có hại cho sức khoẻ, kể cả dịp đặc biệt (như bánh ngọt trong bữa tiệc) hoặc bị ám ảnh bởi lượng calo thừa hoặc những thực tế về dinh dưỡng.

- Rời bàn ăn ngay sau bữa ăn và vào nhà tắm nôn hoặc tắm vào những thời điểm khác thường. Mắt đỏ và thường xuyên đau họng cũng dẫn tới nôn ép buộc.

Những điều kiêng kị trên bàn ăn

- Quên những cụm từ truyền thống mà mẹ thường răn dạy để khuyến khích ăn rau.

- Việc buộc bé ăn hết mọi thứ trong khẩu phần của mình có thể giáo dục bé không để ý tới những cơn đói và những dấu hiệu của sự no nê.
 
- Hãy cho bé chọn lựa giữa hoa quả, rau xanh và sữa chua để ăn vặt vì chúng cũng giúp bổ sung những dưỡng chất thiết yếu cho bé.

- Bạn không nên dùng món tráng miệng như một phần thưởng để giới hạn việc ăn quá nhiều vì nó khiến bé kết hợp các cảm giác chấp nhận, đồng tình và thoải mái với đồ ăn.

Những lời khuyên ăn uống lành mạnh

Việc biết chỉ số khối cơ thể (BMI) của bé có thể giúp bạn xác định xem con có trọng lượng khoẻ mạnh hay không nhưng số đo này cũng gây khó hiểu. Nó không chỉ là công thức (trọng lượng tính bằng kg chia cho bình phương chiều cao chính xác tính bằng mét).

Đối với người lớn, bạn chỉ cần áp số đo cân nặng và chiều cao rồi tính, nhưng đối với bé con, bạn phải dựa vào lứa tuổi và giới tính để so sánh. Một bé thiếu niên (13-19 tuổi) có chỉ số BMI vào khoảng bách phân vị từ thứ 85-95 bị coi là có nguy cơ thừa cân, trên 95 là quá béo, nhỏ hơn 5 là thiếu cân. Chỉ số BMI trong khoảng bách phân vị từ thứ 5-85 là sức khoẻ dinh dưỡng tốt.

Giáo dục dinh dưỡng ở trường học

Các giáo viên thể dục nên phát huy những phương pháp mới để giúp học sinh hứng thú và quan tâm hơn đến sức khoẻ.

Những thói quen lành mạnh trong gia đình

Điều chỉnh, kiểm soát việc ăn của bé là việc hoàn toàn có thể làm được từ bữa ăn trưa ở trường, ăn đồ ngọt trong các bữa tiệc tùng hay ăn vặt ở nhà bạn bè.

Tốt hơn, bạn nên nói với bé về thức ăn ngay từ khi còn bé để chúng có thể tự lựa chọn đồ ăn cho mình. Vào bữa tối các thành viên nên tranh luận về những thứ mỗi người đã ăn trong ngày và tính xem liệu có ăn được ít nhất 5 món hoa quả và rau xanh không. Hãy cho bé biết không có đồ ăn nào là cấm kị trong nhà cả nhưng cần biết tránh những đồ ăn không tốt cho sức khoẻ.

 Theo VTV (Parents)

Theo SGTT

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo