Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Thời gian chuyển dạ

09:02:10 12/07/2012

Không có thời gian chuyển dạ chung cho tất cả trường hợp. Mỗi người mẹ có thời gian chuyển dạ khác nhau.


Độ dài cơn chuyển dạ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:

- Sinh con dạ hay con so.

- Cách bạn di chuyển khi chuyển dạ.

- Sự giãn nở của cổ tử cung.

- Sức mạnh của các cơn co thắt.

- Ngôi thai.

Phụ nữ sinh con đầu lòng thường có thời gian chuyển dạ dài hơn so với những người sinh con lần hai. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng.

Cường độ và các giai đoạn khi chuyển dạ cũng rất khó đoán. Bạn có thể nhận thấy giai đoạn đầu chuyển dạ bắt đầu rồi dừng lại. Hoặc bạn có thể không nhận ra dấu hiệu gì ở giai đoạn đầu chuyển dạ. Dấu hiệu đầu tiên bạn nhận thấy có thể là những cơn co dồn dập, thường xuyên. Khi đó, bạn đã ở trong giai đoạn chuyển dạ tích cực – dấu hiệu cho thấy quá trình chuyển dạ đang tiếp diễn. Thường thì bác sĩ sẽ tính thời gian chuyển dạ từ giai đoạn chuyển dạ tích cực chứ không phải là từ giai đoạn đầu chuyển dạ.

Thời điểm giai đoạn chuyển dạ tích cực bắt đầu cũng khó xác định. Giai đoạn chuyển dạ tích cực được hiểu là bạn có các cơn co thường xuyên, mạnh mẽ, mỗi cơn kéo dài. Khi đó, cổ tử cung đã mở (hoặc giãn) 3-4cm. Cơn chuyển dạ tiếp tục cho tới khi “mở” được khoảng 10cm – tín hiệu cần thiết để người mẹ bắt đầu rặn đẩy.

Nếu sinh con đầu lòng, giai đoạn chuyển dạ tích cực có thể mất khoảng 8 tiếng. Đây là thời gian trung bình vì giai đoạn này có thể ngắn hoặc dài hơn. Sau khi cổ tử cung mở 10cm thì cần khoảng 1-2 tiếng rặn đẩy trước khi em bé chào đời.

Nếu bạn sinh lần hai thì thời gian chuyển dạ sẽ nhanh hơn. Giai đoạn chuyển dạ tích cực có thể mất khoảng 5 tiếng. Còn giai đoạn rặn đẩy chỉ mất khoảng 5-10 phút.

Sau khi bé chào đời, bạn bước vào giai đoạn thứ ba của chuyển dạ - đẩy nhau thai ra ngoài. Quá trình này có thể mất 5-15 phút nhưng có thể mất hàng tiếng. Nhanh hay chậm tùy vào việc có tiêm thuốc hay để tự nhiên. Nghĩa là bạn có thể được tiêm một loại thuốc giúp nhau thai nhanh tách khỏi thành tử cung. Hoặc để tự nhiên, tức là bạn để các cơn co thắt tự nhiên đẩy nhau thai ra ngoài mà không cần tiêm thuốc.

Nhớ là đôi khi chuyển dạ xảy ra rất nhanh. Điều này càng có khả năng nếu bạn từng sinh nở trước đó. Quan trọng là hãy tin vào bản năng của bạn. Hãy lắng nghe cơ thể và nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ để nhập viện hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ sớm nhất.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo