- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Nguyên nhân, cách giảm nghén
Nghén khi mang thai là tín hiệu tốt, cho thấy các hormone trong thai kỳ đang ở mức cao, đủ để đảm bảo cho mẹ và bé phát triển bình thường. 9/10 phụ nữ mang thai bị nghén, với triệu chứng buồn nôn, nôn.
Một số người mẹ không phải chịu đựng nghén nhưng cũng không có nghĩa là hormone thai kỳ của họ thấp. Lượng hormone của họ vẫn đủ để thai kỳ phát triển. |
Một nguyên nhân khác gây nghén có thể do xáo trộn một hóa chất có lợi cho não là serotonin hoặc do nhiễm khuẩn ở hệ tiêu hóa, gọi là helicobacter pylori, dù nguyên nhân này là hiếm.
Nếu nghén nặng hơn khi bạn chuyển động hoặc đi du lịch thì nghén dạng này có liên quan tới mất cân bằng các hóa chất trong tai giữa.
Nếu bạn mệt, đói, stress, lo lắng; hoặc nếu bạn nghi ngờ mang song thai hay đã thai thì cơn nghén sẽ nặng hơn do lượng hormone thai nghén tăng cao hơn.
Nếu bạn nôn rất nhiều lần trong ngày, hầu như ăn gì, uống gì cũng nôn thì nên đi khám bác sĩ ngay vì nghén nặng có thể khiến bạn bị mất nước và cần được truyền nước ở viện.
Phòng tránh
Thật khó để tránh hoàn toàn các triệu chứng nghén bởi nó là phần tự nhiên và bình thường khi mang thai. Tuy nhiên, người mẹ có thể giảm nghén với vài gợi ý sau:
- Cố gắng không để mình bị mệt quá, giảm stress càng nhiều càng tốt (nên thư giãn, đọc nhiều sách, báo để có kiến thức, tránh bị stress vì thiếu hiểu biết). Có thể cắt giảm công việc, nếu cần.
- Nên ăn ít nhưng thường xuyên. Cố gắng chọn đồ ăn hợp với bạn và có thể giảm nghén, ngay cả khi đi làm. Tránh đồ ăn rán, béo, nhiều gia vị. Nếu bạn bị nghén thì đừng vội lo sẽ thiếu chất ở giai đoạn này. Nên ăn ít nhưng đều đặn ở ngưỡng mà cơ thể hấp thu được. Ngoài ra, không được để cho cơ thể mất nước, uống từng ngụm nước nhỏ thường xuyên, có thể uống nước chanh muối, đường pha loãng hoặc nước lúa mạch.
Lưu ý với nước gừng giúp giảm nghén: Nhiều nghiên cứu cho biết, gừng là gia vị giúp giảm nghén hiệu quả. Với một số phụ nữ, gừng làm tăng các triệu chứng thường gặp khi mang thai như ợ nóng, vì thế không an toàn.
Gừng thuộc nhóm gia vị cay, nóng nên chỉ phù hợp để giảm nghén khi thai phụ không bị mất mồ hôi, thấy lạnh trong người, muốn uống nước ấm và đắp thêm chăn cho bớt lạnh. Tất nhiên, không nên dùng gừng quá nhiều, kéo dài liên tục vì một hoạt chất có trong gừng sẽ gây mỏng thành mạch máu.
Ngay cả những loại kẹo gừng, bánh gừng cũng không an toàn nếu lạm dụng vì chúng chứa nhiều đường. Bạn có thể giảm nghén với một tách trà với những lát gừng được xay mịn, pha loãng, để nguội và dùng dần trong ngày. Không dùng liền trong 4 ngày. Ngoài ra, bạn có thể hỏi bác sĩ về viên nang gừng bán ở nhà thuốc, dùng giảm nghén cho phụ nữ mang thai.
Ngọc Huê
- Sai lầm khi mang sữa đi sinh (08:13:00 23/02/2012)
- Thay đổi ở vùng kín theo tam cá nguyệt (08:55:00 22/02/2012)
- Sốt và ớn lạnh khi mang thai (08:13:00 21/02/2012)
- Thời trang bầu quyến rũ (08:25:00 20/02/2012)
- Dị ứng và hen khi mang bầu (09:04:00 17/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |