- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Những khó chịu trong 3 tháng đầu
Nghén ảnh hưởng tới khoảng 70% phụ nữ mang thai. Nghén nặng có thể gây suy nhược và được gọi là chứng Hyperemesis gravida. Trường hợp hiếm, nghén nặng cần được điều trị. Nếu bạn nghi ngờ mình nghén nặng hơn bình thường, tốt nhất bạn nên đi khám sớm.
Đau ngực và đầu ti
Đau râm rẩm bụng như có kinh
Những cơn đau bụng âm ỉ đầu thai kỳ là rất thường gặp. Bình thường, chúng là những cơn đau nhẹ hơn hoặc gần giống với đau bụng kinh. Đau bụng có thể do tử cung bắt đầu giãn ra và đôi khi, không cần lo lắng gì hết. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc có gì đó bạn nghi là bất thường thì bạn nên đi khám ngay.
Khó tiêu, đầy, chướng bụng
Ngay từ những ngày đầu thụ thai, hệ tiêu hóa của bạn đã bị ảnh hưởng, thỉnh thoảng gây khó chịu và đau, nhất là khi có kèm theo chướng bụng. Nhiều người mẹ nhận thấy rằng giấc ngủ có thể khiến họ tạm quên khó chịu đầy bụng. Và những thay đổi trong chế độ dinh dưỡng, tránh đồ ăn nhiều dầu, mỡ, đường gây khó tiêu cũng tạo nên khác biệt đáng kể.
Táo bón và trĩ
Một khó chịu khác cũng phổ biến không kém trong thai kỳ trong hệ tiêu hóa là chứng táo bón. Táo bón có thể gây nên trĩ – các tĩnh mạch sưng bất thường ở hậu môn.
Tiêu chảy
Những thay đổi trong hormone khi mang thai có thể gây tác động ngược lại tới hệ tiêu hóa, khiến bạn bị tiêu chảy thay vì táo bón. Tiêu chảy có thể do nhiễm khuẩn thức ăn, khiến bạn mệt và mất nước. Nếu tiêu chảy nặng hay kéo dài, bạn nên đi khám bác sĩ.
Tắc mũi và có cảm giác ù tai
Các hormone khi mang thai làm sưng hệ hô hấp cũng như đường miệng, gây cảm giác tắc mũi và ù tai. Hít hơi nước từ một máy tạo hơi nước hay từ một chậu nước nóng là giải pháp lý tưởng. Ngoài ra, nên giữ cho căn phòng của bạn đủ ẩm bằng cách đặt một bát nước trước máy sưởi.
Đau lưng
Cực kỳ phổ biến trong 3 tháng cuối nhưng đau lưng cũng có thể ảnh hưởng tới người mẹ trong 3 tháng đầu. Trong vài tuần đầu tiên của thai kỳ, những người mẹ có kinh nghiệm cho biết, họ cảm thấy cơn đau lưng tương tự như đau lưng khi có kinh.
Nếu bạn đang mang thai bé thứ hai thì bạn dễ bị đau lưng trong 3 tháng đầu hơn do các cơ bụng đã nhão, yếu do lần mang thai trước nên dồn sức ép lên lưng, nhất là khi bạn di chuyển hay làm việc.
Bạn có thể làm dịu cơn đau lưng bằng cách tắm trong bồn nhưng không được dùng nước quá nóng, nghĩa là làn da của bạn không được ửng đỏ khi ngâm trong bồn.
Đau đầu
Nhiều phụ nữ không bị đau đầu khi mang thai nhưng ngược lại, một số phải chịu đựng những cơn đau đầu thường xuyên (một số người mẹ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu tiên).
Đau đầu là do khối lượng máu tăng trong cơ thể gây áp lực lên não. Nếu bạn bị đau nửa đầu, nên hỏi bác sĩ về loại thuốc giảm đau an toàn. Nếu bạn đau đầu nhẹ, đơn thuần, bạn có thể không cần dùng thuốc.
Ngọc Huê
- Vest lửng công sở (13:51:00 12/02/2012)
- Siêu âm ở 10 tuần đầu tiên (09:46:00 10/02/2012)
- Khi dương tính với xét nghiệm AFP (08:02:00 09/02/2012)
- Giữ sức khỏe răng miệng thai kỳ (08:00:00 08/02/2012)
- Lưu ý uống sữa cho bà bầu thừa cân (09:26:00 07/02/2012)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |