Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Giữ sức khỏe răng miệng thai kỳ
07:40:10 08/02/2012
Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA) nhắc nhở, giữ sức khỏe răng miệng tốt trong thời kỳ mang thai là điều vô cùng cần thiết.
Một số nghiên cứu lưu ý rằng, những bệnh về răng miệng có thể liên quan tới sinh non, tiểu đường thai kỳ và bé sơ sinh nhẹ cân. Những gợi ý dưới đây, người mẹ nên tuân thủ:
- Nên có kế hoạch đi khám nha khoa từ trước khi mang thai. Khi phát hiện có vấn đề về răng miệng, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn trước khi bạn mang thai.
- Cho bác sĩ nha khoa biết tên và tất cả liều lượng thuốc mà bạn đang dùng, gồm cả vitamin bổ sung trong thai kỳ được bác sĩ khám thai chỉ định. Bác sĩ nha khoa có thể phải thay đổi một số kế hoạch chăm sóc răng miệng cho người mẹ dựa trên thông tin này. Một số loại thuốc, chẳng hạn như tetracycline có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng bé và không nên dùng trong thời kỳ mang thai.
- Tránh X-quang nha khoa trong thời kỳ mang thai. Nếu X-quang là rất cần thiết (chẳng hạn như trong trường hợp cấp cứu nha khoa), nha sĩ sẽ hết sức thận trọng để bảo vệ bạn và em bé của bạn. Những tiến bộ trong công nghệ X-quang đã an toàn hơn nhiều hơn trong những thập kỷ qua.
- Ăn các bữa chính và bữa phụ cân bằng, lành mạnh. Tránh đồ ăn nhẹ nhiều đường. Mầm răng của bé bắt đầu phát triển khoảng 3 tháng đầu trong thai kỳ. Một chế độ ăn lành mạnh có chứa các sản phẩm sữa, phô mai và sữa chua cung cấp các chất thiết yếu, rất tốt cho răng, lợi và xương đang phát triển của bé.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có flo, dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Nếu cơn nghén khiến bạn sợ đánh răng, nên đổi sang loại kem đánh răng có mùi vị nhạt hơn loại thường dùng. Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng nếu bạn bị nghén và nôn thường xuyên.
- Dùng các sản phẩm vệ sinh răng miệng như nước súc miệng được bác sĩ chỉ định, an toàn cho thai phụ.
- Nếu bạn bị nghén đồ ngọt thì bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn. ADA lưu ý rằng, mang thai thường gây cảm giác thèm ăn. Ăn vặt liên tục đồ có chứa đường có thể dẫn tới tích tụ mảng bám răng. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, có thể gây yếu khả năng chống lại mảng bám của răng, lợi. Không những thế, có nghiên cứu còn chứng minh rằng, vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ mẹ sang con.
Một số nghiên cứu lưu ý rằng, những bệnh về răng miệng có thể liên quan tới sinh non, tiểu đường thai kỳ và bé sơ sinh nhẹ cân. Những gợi ý dưới đây, người mẹ nên tuân thủ:
- Nên có kế hoạch đi khám nha khoa từ trước khi mang thai. Khi phát hiện có vấn đề về răng miệng, bác sĩ sẽ điều trị cho bạn trước khi bạn mang thai.
- Ngay cả trong thời kỳ mang thai, bạn cũng nên đi khám răng đều đặn, đặc biệt với bác sĩ mà bạn từng tin cậy và biết bạn đang mang thai. Còn không, nên cho bác sĩ biết bạn đang mang thai. Điều trị nha khoa trong 3 tháng đầu tiên và khoảng 2 tháng cuối được khuyên nên tránh. Đây là những mốc quan trọng trong tăng trưởng và phát triển của bé. Vì thế, người mẹ được khuyên tránh chữa trị bệnh gì, gồm cả nha khoa để không ảnh hưởng tới sự phát triển của con.
- Cho bác sĩ nha khoa biết tên và tất cả liều lượng thuốc mà bạn đang dùng, gồm cả vitamin bổ sung trong thai kỳ được bác sĩ khám thai chỉ định. Bác sĩ nha khoa có thể phải thay đổi một số kế hoạch chăm sóc răng miệng cho người mẹ dựa trên thông tin này. Một số loại thuốc, chẳng hạn như tetracycline có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của răng bé và không nên dùng trong thời kỳ mang thai.
- Tránh X-quang nha khoa trong thời kỳ mang thai. Nếu X-quang là rất cần thiết (chẳng hạn như trong trường hợp cấp cứu nha khoa), nha sĩ sẽ hết sức thận trọng để bảo vệ bạn và em bé của bạn. Những tiến bộ trong công nghệ X-quang đã an toàn hơn nhiều hơn trong những thập kỷ qua.
- Ăn các bữa chính và bữa phụ cân bằng, lành mạnh. Tránh đồ ăn nhẹ nhiều đường. Mầm răng của bé bắt đầu phát triển khoảng 3 tháng đầu trong thai kỳ. Một chế độ ăn lành mạnh có chứa các sản phẩm sữa, phô mai và sữa chua cung cấp các chất thiết yếu, rất tốt cho răng, lợi và xương đang phát triển của bé.
- Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với kem đánh răng có flo, dùng chỉ tơ nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày. Nếu cơn nghén khiến bạn sợ đánh răng, nên đổi sang loại kem đánh răng có mùi vị nhạt hơn loại thường dùng. Nên súc miệng bằng nước muối pha loãng nếu bạn bị nghén và nôn thường xuyên.
- Dùng các sản phẩm vệ sinh răng miệng như nước súc miệng được bác sĩ chỉ định, an toàn cho thai phụ.
- Nếu bạn bị nghén đồ ngọt thì bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn. ADA lưu ý rằng, mang thai thường gây cảm giác thèm ăn. Ăn vặt liên tục đồ có chứa đường có thể dẫn tới tích tụ mảng bám răng. Ngoài ra, sự thay đổi hormone trong thời kỳ mang thai, có thể gây yếu khả năng chống lại mảng bám của răng, lợi. Không những thế, có nghiên cứu còn chứng minh rằng, vi khuẩn gây sâu răng có thể truyền từ mẹ sang con.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Lưu ý uống sữa cho bà bầu thừa cân (09:26:00 07/02/2012)
- ‘Hóa giải’ những lo lắng của bà bầu (16:18:00 05/02/2012)
- 5 gợi ý dễ có thai (10:15:00 03/02/2012)
- 7 loại thức ăn tốt cho thai phụ (10:07:00 03/02/2012)
- Không thấy thèm ăn khi mang thai (09:21:00 02/02/2012)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Giữ sức khỏe răng miệng thai kỳ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo