Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

7 dấu hiệu cần được khám thai

07:33:10 08/12/2011

Các chuyên gia nói rằng có một số triệu chứng trong thời kỳ mang thai, bạn không nên bỏ qua.

 

Dưới đây là 7 dấu hiệu cảnh báo hàng đầu của các biến chứng thai kỳ có thể nghiêm trọng:

1. Ra máu trong bất kỳ tam cá nguyệt nào

Ra máu tiềm ẩn những rủi ro khác nhau trong suốt thai kỳ. “Nếu bạn ra máu nhiều, đau bụng nghiêm trọng (như cơn đau kỳ kinh nguyệt) hoặc bị đau lâm râm suốt thời gian đầu thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung” - Peter Bernstein (giáo sư sản khoa lâm sàn tại Trung tâm y tế Montefiore ở Bronx) cho biết. Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng đã thụ tinh được phát triển ở nơi nào đó không phải tử cung. Nó có thể đe dọa tính mạng thai phụ.

Ra máu nặng kèm co thắt có thể là dấu hiệu sảy thai trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng giữa. Ra máu trong 3 tháng cuối kèm đau bụng có thể là dấu hiệu của nhau bong non, xảy ra khi nhau thai bị tách ra khỏi niêm mạc tử cung.

"Ra máu luôn luôn là nghiêm trọng" - Donnica Moore (chuyên gia sức khỏe của phụ nữ) cho biết. Cô nói rằng, bất kỳ dấu hiệu ra máu nào trong khi mang thai đều cần phải được chú ý ngay lập tức. Nếu bạn bắt đầu bị ra máu thì đừng chờ đợi. Hãy gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng khám (bệnh viện) ngay.

2. Buồn nôn và nôn nặng

Buồn nôn và nôn nặng tới mức bạn không thể giữ được chút gì trong dạ dày là một tình huống nguy hiểm. “Nếu bạn không thể ăn, uống thứ gì, bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước” - Bernstein cho biết. Người mẹ cũng có thể có nguy cơ suy dinh dưỡng, gây các biến chứng nghiêm trọng khác nhau, từ dị tật bẩm sinh tới sinh non.

Bernstein cho biết, điều quan trọng là liên hệ với bác sĩ của bạn khi bạn cảm thấy buồn nôn nặng. Có thuốc an toàn, bác sĩ có thể kê toa để kiểm soát buồn nôn. Bác sĩ của bạn cũng có thể tư vấn cho bạn một số thay đổi trong ăn uống để giúp bạn tìm thức ăn ít buồn nôn. 

3. Số lần thai đạp giảm đáng kể

"Nếu em bé của bạn không di chuyển nhiều như trước, có thể là em bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ nhau thai" - Bernstein cho biết. Bernstein gợi ý, đầu tiên thai phụ nên uống lạnh hoặc ăn cái gì đó. Sau đấy, nằm nghiêng về một phía để xem điều này có kích thích em bé di chuyển không.

Đếm các cú đá của bé cũng là cách, theo Nicole Ruddock (một trợ lý giáo sư y học Đại học Texas Medical School tại Houston). Không có số lượng chuyển động chuẩn cho thai nhi nhưng bạn nên học cách đếm thai đạp hàng ngày. Qua đó, bạn sẽ biết em bé hôm nay di chuyển là nhiều hay ít hơn mọi ngày. Như một quy luật chung, bạn cần đếm được 10 hoặc nhiều hơn 10 chuyển động của thai trong 2 tiếng.

Bernstein tư vấn cho bạn nên gọi bác sĩ càng sớm càng tốt nếu thai ít đạp. Bác sĩ có thiết bị theo dõi để xác định em bé đang chuyển động và phát triển một cách thích hợp không.

4. Co thắt sớm trong 3 tháng cuối
 
Các cơn co thắt có thể là một dấu hiệu sinh non. Tuy nhiên, rất nhiều người mẹ nhầm giữa dấu hiệu sinh thật và dấu hiệu sinh giả. Dấu hiệu sinh giả được gọi là các cơn co Braxton Hicks (các cơn co không nhịp nhàng, không tăng cường độ, thường giảm dần trong 1 tiếng).

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không được chủ quan với sức khỏe của con. Nếu bạn đang gặp phải những cơn co thắt trong 3 tháng cuối, bạn cần cảnh giác nguy cơ sinh non. Hãy đi khám sớm vì bác sĩ sẽ có cách để ngăn chặn sinh non cho bạn.

5. Vỡ ối

Bạn bước xuống bếp để uống nước và cảm thấy như có một “trận lụt” dưới chân mình thì có khả năng, nước ối đã bị vỡ. Vỡ ối có thể là dòng nước phun mạnh mẽ nhưng cũng có khi là những dòng nước “ri rỉ” rất khó nhận biết.

Trong thai kỳ, tử cung mở rộng có thể gây áp lực lên bàng quang, khiến nước tiểu rò rỉ. Nếu bạn không biết đó là nước tiểu hay nước ối, hãy thử đi tiểu. Nếu tiểu xong mà vẫn thấy vùng kín ra nước thì có thể là bạn đã vỡ ối. Khi đó, bạn cần nhập viện ngay.

6. Nhức đầu nặng kéo dài, đau bụng, rối loạn thị giác, phù nề trong 3 tháng cuối

Những triệu chứng trên có thể là dấu hiệu tiền sản giật - một tình trạng nghiêm trọng phát triển trong thời kỳ mang thai và có khả năng gây tử vong. Rối loạn này có đặc trưng là cao huyết ápprotein thừa trong nước tiểu, sau tuần thứ 20.

Nên đi khám ngay lập tức để được kiểm tra huyết áp. Chăm sóc tốt trước khi sinh có thể khắc phục được biến chứng của tiền sản giật.

7. Các triệu chứng cúm

Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng bị bệnh hơn so với phụ nữ không mang thai trong mùa cúm. Đó là vì mang thai làm yếu hệ miễn dịch. Hãy đề phòng khi đi khám hoặc tới bệnh viện vì bạn có thể lây cúm cho những phụ nữ mang thai khác. Do đó, bạn nên đeo khẩu trang hoặc nói với bác sĩ về bệnh của mình trước. Nếu bạn đã từng tiêm phòng cúm trước mang thai, bạn cũng nên nói cho bác sĩ biết. Chuyên gia cho rằng, sốt cao trong thời kỳ mang thai có thể do nhiễm trùng. Vì vậy, hãy đi khám ngay khi bạn bị sốt.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo