- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
7 cách quản lý cơn đau ‘vượt cạn’
Sinh nở là một công việc khó khăn và gây đau đớn cho người mẹ. Nhưng bạn đừng sợ vì có rất nhiều cách giúp bạn kiểm soát cơn đau sinh nở.
1. Thư giãn
Hãy nghĩ đơn giản thế này: khi bạn sợ đau – bạn càng căng thẳng, khi bạn căng thẳng – cơn đau càng tồi tệ hơn và lại khiến bạn căng thẳng...
2. Thở
Để được thoải mái, bạn cần chú trọng tới hơi thở của mình (giống như cách bạn làm khi bạn đang nâng tạ). Cho dù bạn đang thở hổn hển hay hít sâu thì việc tập trung vào hơi thở sẽ giúp bạn giảm đau. Đây là cách dễ chịu nhất để vượt qua những cơn co thắt.
Chuyên gia khuyên bạn nên rên rỉ, chứ không phải thét lên như xem phim kinh dị, bởi hét lên sẽ khiến cổ họng căng và đau.
3. Di chuyển xung quanh
Đi bộ, lắc lư, thay đổi vị trí hoặc ngồi trên một quả bóng cho phụ nữ mang thai có thể giúp bạn dẹp bỏ đau đớn. Đi bộ còn khuyến khích thai nhi lọt đúng xuống khung xương chậu của mẹ. Trong môi trường bệnh viện, không ít người mẹ e ngại đi bộ bởi họ được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhưng bạn có thể thử thay đổi các vị trí như đứng, ngồi xổm, ngồi ở cạnh giường... Hoặc bạn ngả người trong bồn tắm, tỳ vào bồn rửa mặt hay cầu thang.
4. Trị liệu với nước
5. Massage
Massage khiến bạn dễ chịu hơn. Hãy nhờ chồng của bạn chà xát chân, massage tay hoặc thái dương, giúp bạn thư giãn, đánh lạc hướng cơn đau. Nói chung, khi được chăm sóc và yêu thương, bạn sẽ có nguồn khích lệ lớn để vượt qua đau đớn.
6. Thuốc giảm đau ngoài màng cứng
Hơn 10 năm qua, giảm đau bằng gây tê ngoài màng cứng có thay đổi đáng kể. Thuốc không khiến bạn bị tê hoàn toàn; thay vào đó, thông qua đường truyền nhỏ giọt chậm liên tục, bạn vẫn có đủ sức để “rặn” và “đẩy”.
Nghiên cứu cho thấy, đau cột sống (gây ra bởi lỗ nhỏ trên cột sống do kim gây tê) là khá hiếm (chiếm khoảng 1% bệnh nhân). Nhìn chung, bạn có thể bắt đầu gây tê ngoài màng cứng sau giai đoạn “chuyển dạ tích cực” nhưng sẽ là quá muộn, nếu gây tê khi đầu em bé đã lọt ra ngoài.
Những điều kiện y tế cản trở gây tê ngoài màng cứng là vẹo cột sống, rối loạn đông máu, từng có phẫu thuật, nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng huyết. Nhưng đối với đa số phụ nữ mang thai, gây tê ngoài màng cứng là phương pháp an toàn.
7. Kết hợp với gây tê cột sống
Gây tê ngoài màng cứng hiệu quả nhưng phải mất từ 10 tới 25 phút. Trong khi đó, gây tê cột sống chỉ mất vài giây. Nhưng khác với gây tê ngoài màng cứng (đặt ống liên tục), gây tê cột sống là liều tiêm duy nhất hiệu quả trong 45 phút. 80-90% các ca mổ đẻ chọn gây tê cột sống. Đôi khi, thai phụ sẽ được bác sĩ gợi ý kết hợp cả hai cách gây tê.
Ngọc Huê
- Tìm hiểu nhau thai (09:06:00 22/11/2011)
- ‘Khống chế’ phù nề từ sớm (11:04:00 20/11/2011)
- Thiếu ngủ cuối thai kỳ (08:41:00 18/11/2011)
- Áo thu đông mặc kèm legging và quần lửng (08:36:00 17/11/2011)
- Đồ ngủ mùa đông ấm áp (07:59:00 16/11/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |