- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chăm sóc cơ thể trong thai kỳ
Hormone khi mang thai có thể ảnh hưởng đến hầu hết các phần của cơ thể, bao gồm vú, da, tóc, răng và lợi (nướu). Để chăm sóc cơ thể tốt, bạn cần phải thay đổi một số thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Làn da trong thời kỳ mang thai
Trong thai kỳ, làn da của bạn có thể co giãn tốt, ít dầu hơn. Thêm máu lưu thông khắp cơ thể có thể làm sáng mượt làn da. Tuy nhiên, da cũng có khi gặp phải vấn đề. Ửng đỏ, sạm hoặc mụn lấm chấm trở nên tồi tệ. Nhiều vùng da bị khô và đóng vảy. Hoặc bạn nhận thấy mặt bị sạm đen.
Dưới đây là một vài lời khuyên chung để chăm sóc da trong thời gian mang thai:
- Xà phòng loại bỏ các loại dầu tự nhiên của da; vì vậy, sử dụng nó càng ít càng tốt. Hãy thử sử dụng kem dưỡng da dành cho em bé, hoặc xà phòng và sữa tắm có gốc glycerine.
- Thêm một số tinh dầu vào nước tắm để làm giảm bớt những tác động mất nước của làn da khi tắm. Không nằm trong bồn tắm quá lâu vì điều này làm khô da.
- Dùng kem giữ ẩm giúp dưỡng ẩm cho da vì nó ngăn cản sự mất nước.
'Mặt nạ thai kỳ': Một số phụ nữ phát triển các mảng màu nâu trên mũi, má và cổ trong thời kỳ mang thai. Đặc biệt là trên các vùng của cơ thể đã có sắc tố, như tàn nhang, nốt ruồi và quầng vú. Da ở vùng kín, trong bắp đùi, dưới mắt và nách có thể trở nên sậm hơn. Điều này được gọi là chloasma (hoặc mặt nạ của thai kỳ) - một hình thức đặc biệt của sắc tố.
Một đường tối (gọi là linea nigra) thường xuất hiện dọc bụng bầu. Nó đánh dấu sự phân chia của các cơ bụng, tạo điều kiện cho bụng bầu ngày một mở rộng. Ngay cả sau khi bạn đã sinh con, đường này vẫn còn sậm màu rồi sẽ mất hẳn theo thời gian.
Bạn có thể làm mờ nó bằng cách sử dụng kem che khuyết điểm. Đừng cố gắng dùng cách tẩy chúng vì chúng sẽ mờ dần sau sinh.
Tĩnh mạch mạng nhện
Mạch máu rất nhạy cảm khi mang thai. Bạn có thể thấy các mạch máu nhỏ vỡ ra (gọi là tĩnh mạch mạng nhện) trên khuôn mặt của bạn. Đừng lo lắng vì chúng sẽ mờ đi ngay sau khi sinh và biến mất ba tháng sau khi sinh.
Nổi mụn
Nếu bạn dễ nổi mụn trước khi mang thai thì bạn càng bị mụn nhiều hơn, nhất là trong 3 tháng đầu. Hãy giữ làn da sạch sẽ bằng sữa rửa mặt 2 lần/ngày. Đừng bóp mụn vì sẽ làm viêm nhiễm lớp da sâu bên trong.
Căng da
Hầu hết phụ nữ đều bị căng da trong thời kỳ mang thai. Đây là dấu hiệu thường thấy ở bụng nhưng chúng cũng có thể xuất hiện trên đùi, hông, ngực, phần tay. Chúng là do sự phân hủy của protein trong da ở mức cao.
Xoa bóp trên da hoặc thay đổi chế độ ăn không giúp khắc phục tình hình. Cách tốt nhất để cải thiện căng da là bạn nên tăng cân từ từ. Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải lo vì tình trạng này sẽ biến mất sau sinh.
Răng trong thai kỳ
Khi bạn đang mang thai, lợi (nướu) răng có xu hướng mềm và xốp nên có khả năng bị chảy máu và nhiễm bệnh. Hãy cẩn thận về việc làm sạch và dùng chỉ nha khoa răng. Chắc chắn rằng, bạn có một chế độ ăn uống tốt với nhiều loại thực phẩm giàu canxi để giúp răng khỏe mạnh. Tránh đồ ngọt và có đường.
Ngọc Huê
- 10 lỗi nên tránh nếu mong ‘đậu thai’ (07:53:00 04/11/2011)
- Dinh dưỡng cho bào thai thông minh (08:11:00 03/11/2011)
- Vài vấn đề tiêu hóa trong thai kỳ (07:43:00 03/11/2011)
- Ra máu lốm đốm khi ‘yêu’ ở bà bầu (07:51:00 02/11/2011)
- Phòng chóng mặt, xanh xao (08:26:00 01/11/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |