Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Chứng máu vón cục trong tĩnh mạch

07:40:10 28/10/2011

Các tĩnh mạch có nhiệm vụ vận chuyển máu từ các bộ phận trên cơ thể tới tim. Đôi khi, có những cục xuất hiện khi dòng máu chảy qua tĩnh mạch, gây chứng máu vón cục trong tĩnh mạch hay còn gọi là chứng nghẽn mạch.

Một loại nghẽn mạch thai phụ hay gặp là chứng nghẽn mạch sâu (deep vein thrombosis - DVT), máu vón cục ở sâu trong một tĩnh mạch dưới bề mặt da. Tình trạng này phổ biến ở chân, đùi và xương chậu.

Nguyên nhân

Chứng nghẽn mạch có thể xuất hiện mà không có lý do cụ thể. Phụ nữ mang thai có xu hướng phát triển tình trạng này vì:

- Máu của bạn có xu hướng dễ vón cục. Điều này giúp ngăn cơ thể khỏi bị mất nhiều máu khi bạn chuyển dạ sinh son.

- Các dòng máu từ tĩnh mạch chân tới tim có xu hướng bị chậm. Đó là do các hormone thai nghẽn và tử cung trở nên to khi em bé phát triển.

- Trong quá trình sinh nở, các tĩnh mạch bị tổn thương đôi chút do áp lực thai nhi tới các tĩnh mạch trong xương chậu của mẹ.

Nhưng bạn không cần quá lo lắng bởi vì chứng nghẽn tĩnh mạch khi mang thai khá hiếm. Chỉ 1-2/1000 thai phụ gặp phải nó trong thai kỳ hoặc trong 6 tuần đầu tiên sau sinh.

Dấu hiệu nhận biết

Nếu bạn mắc chứng nghẽn mạch, bạn có thể xuất hiện một số dấu hiệu dưới đây:

- Đau, đỏ hoặc sưng một bên chân, nhất là ở bắp chân.

- Cơn đau nặng khi bạn gập gối hoặc đi bộ.

- Cảm giác ấm nóng ở làn da, nơi có những cục máu bị vón.

- Tĩnh mạch ở chân nhìn to hơn bình thường.

Trong quá trình mang thai, phù nề và khó chịu ở chân khá phổ biến và không phải mọi dấu hiệu là bị bệnh. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ nếu bạn nghi ngờ mình mắc chứng nghẽn mạch. Bác sĩ sẽ có những kiểm tra để phát hiện tình trạng vón cục trong máu, cũng như các xét nghiệm để xem xét sức khỏe thai nhi. Những kiểm tra này là rất an toàn.

Nếu tình trạng máu vón cục trong tĩnh mạch không được điều trị, nó sẽ gây khó khăn để chuyển máu từ chân tới phổi, gây tình trạng gọi là tắc mạch phổi (pulmonary embolism - PE). Khi ấy, bạn sẽ có những triệu chứng:

- Khó thở hoặc thở ngắn hơn bình thường.

- Đau ngực, cơn đau nặng hơn khi thở.

- Ho ra máu.

Nếu có những triệu chứng này, bạn cần đi khám ngay lập tức.

Trường hợp dễ bị nghẽn mạch

Mang thai làm tăng 10 lần nguy cơ bị nghẽn mạch so với phụ nữ cùng tuổi không mang thai. Bạn có nguy cơ bị nghẽn mạch nhiều nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ và sáu tuần đầu sau sinh.

Phòng tránh

Có vài gợi ý giúp bạn giảm nguy cơ nghẽn mạch như sau:

- Ăn uống cân bằng, nhất là khi bạn đang thừa cân.

- Luyện tập đều đặn, như đi bộ, bơi lội làm tăng tuần hoàn ở chân.

- Nếu bạn hút thuốc lá, hãy bỏ ngay.

Nếu bạn nghi mắc chứng nghẽn mạch, hãy đi khám sớm. Bác sĩ có thể tiêm hoặc cho bạn uống thuốc hàng ngày để phá vỡ các cục trong máu.

Ảnh hưởng của chứng nghẽn mạch tới việc sinh nở

Nếu bạn bị nghẽn mạch, trong quá trình chuyển dạ, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn:

- Di chuyển càng nhiều càng tốt.

- Uống thường xuyên hơn để ngăn ngừa mất nước.

- Đi những đôi tất chuyên dụng, kích thích tuần hoàn chân.

Những gợi ý này giúp giảm nguy cơ máu vón cục trong quá trình sinh con.

Nếu phải mổ đẻ

Mổ đẻ làm tăng nguy cơ máu vón cục hơn so với sinh thường. Nguy cơ này cao hơn, nếu:

- Trên 35 tuổi.

- Phải mổ đẻ khẩn cấp.

- Thừa cân, béo phì.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo