- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Ho ở thai phụ
Trong thời gian mang thai, hệ thống miễn dịch của bạn giảm sút nên dễ bị ho.
Định nghĩa
Ho là một phản xạ của đường hô hấp, nhằm tống chất nhờn và các chất kích thích ra ngoài. Ho do nhiễm trùng hoặc nhiễm virus có thể khỏi trong vòng 2 tuần. Nếu bạn bị ho dai dẳng, bạn nên đi gặp bác sĩ.
Trị ho
Paracetamol là thuốc trị ho được khuyến khích. Không dùng Ibuprofen, Nurofen hoặc Aspirin, trừ trường hợp đặc biệt có ý kiến của bác sĩ. Tuy nhiên, vì bạn đang mang thai nên việc dùng thuốc phải được bác sĩ giám sát chặt chẽ. Bác sĩ sẽ chọn loại thuốc an toàn và phù hợp cho bạn.
Hãy chắc chắn rằng bạn trao đổi với bác sĩ về tuổi thai. Bởi vì có một số loại thuốc được coi là nguy hiểm trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhưng lại an toàn trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối hoặc ngược lại.
Chăm sóc cơ thể khi bị ho
- Hãy giữ cho cơ thể đủ nước. Nước cam chứa nhiều vitamin C tốt cho người mẹ bị ho. Để giảm đờm và bớt đau họng, hãy uống mật ong pha với chanh tươi và nước ấm. Mật ong có tác dụng làm dịu cổ họng, trong khi chanh giàu vitamin C, giúp tăng sức đề kháng.
- Hỏi bác sĩ về loại sirô ngọt giúp trị ho an toàn.
- Duy trì ăn uống lành mạnh.
- Có một giấc ngủ ngon.
Bào thai thường không ảnh hưởng bởi cơn ho của mẹ
Khi ho, bụng bầu có cảm giác di chuyển lên – xuống nhưng em bé sẽ không bị ảnh hưởng. Nếu bạn cảm thấy căng cơ bụng khi ho, hãy sử dụng một bàn tay để hỗ trợ bụng dưới.
Trường hợp nên đi khám
Nếu cơn ho dai dẳng, ho ra nhiều đờm, ho kèm triệu chứng bệnh thì bạn nên đi khám. Nếu chỉ là những cơn ho thông thường thì việc nghỉ ngơi sẽ giúp ích.
Nếu bạn bị sốt, ho ra chất nhầy màu xanh lá cây, khó thở, cảm thấy không khỏe thì có thể bạn bị nhiễm trùng ngực. Bác sĩ sẽ kiểm tra cho bạn và chỉ định dùng kháng sinh. Nhiễm trùng ngực không được điều trị có thể ảnh hưởng tới thai nhi.
Ngăn ngừa ho khi mang thai
- Vệ sinh tốt, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch (có thể dùng dung dịch rửa tay kháng khuẩn, an toàn trong thời kỳ mang thai).
- Ho vào khăn giấy để không làm lây lan vi trùng ra xung quanh.
- Uống nhiều nước cam tươi.
- Duy trì ăn uống khỏe mạnh. Có giấc ngủ ngon.
Ngọc Huê
- Thay đổi ở tóc khi mang thai (08:26:00 21/10/2011)
- Sảy thai giai đoạn muộn (08:07:00 20/10/2011)
- Viêm bọng đái ở bà bầu (09:20:00 19/10/2011)
- Chứng ứ mật sản khoa (13:39:00 18/10/2011)
- Những nguy hiểm tại nhà (13:04:00 18/10/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |