Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

7 câu hỏi về ‘chuyện ấy’ thời bầu bí

08:20:10 07/10/2011

‘Tôi có nên yêu khi mang thai?’ là câu hỏi đầu tiên được quan tâm phổ biến.



Đáp án là bạn hoàn toàn có thể “yêu” khi bầu bí. Nếu bạn có một thai kỳ bình thường, bạn có thể tiếp tục “việc này” cho đến ngày sinh. Tuy nhiên, nếu bạn có tiền sử yếu tử cung, nhau thai thấp, ra máu, hãy trao đổi với bác sĩ của bạn trước tiên.

Trong một thai kỳ bình thường, “yêu” không gây sảy thai và cũng không phải là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm. Còn nếu bạn bị nấm âm đạo thì người bạn đời của bạn nên đeo bao cao su để đảm bảo an toàn.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, một thai kỳ bình thường, khỏe mạnh thì không có mối liên hệ giữa quan hệ tình dục và sinh non. Nghiên cứu thậm chí đã chứng minh, phụ nữ có quan hệ tình dục thường xuyên trong thời kỳ mang thai có thể ít có khả năng sinh non. Tuy nhiên, cực khoái lại có liên quan tới tỷ lệ thấp sinh non.

2. Quan hệ tình dục có làm hại con tôi?

Bạn sẽ không làm tổn thương em bé của bạn vì “chuyện ấy”, ngay cả ở tư thế đàn ông “bên trên”. Các chất nhầy ở cổ tử cung giúp bảo vệ bạn chống lại nhiễm trùng. Túi ối và các cơ mạnh mẽ ở tử cung cũng bảo vệ tốt cho em bé của bạn. Nếu bạn đạt cực khoái, bạn có thể nhận thấy em bé chuyển động xung quanh nhiều hơn. Điều này không phải do bé biết những gì đang xảy ra hoặc cảm thấy khó chịu.

Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách yêu an toàn nếu bạn từng bị: chảy máu, đau bụng hoặc chuột rút, vỡ ối, tiền sử cổ tử cung yếu, nhau tiền đạo... Bạn cũng được khuyên nên tránh quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai nếu người bạn đời mắc herpes. Mẹ bị nhiễm herpes có nguy cơ ảnh hưởng đến phát triển bào thai.

3. Quan hệ tình dục có viên mãn hơn trong khi mang thai?

Còn tùy người. Một số phụ nữ, “yêu” trở nên tuyệt vời hơn khi mang thai nhưng chuyện này không thú vị với những người khác.
 
Tăng lưu lượng máu tới khu vực xương chậu trong thời gian mang thai có thể nâng cao cảm giác tình dục. Tuy nhiên, một số phụ nữ cho biết, điều này làm họ có cảm giác khó chịu sau khi kết thúc giao hợp. Nhiều phụ nữ thấy, âm vật của họ là hơi ít nhạy cảm hơn trong thời kỳ mang thai hoặc cực khoái là chưa mạnh mẽ.

Một số thai phụ thấy “yêu” bị đau trong thời kỳ mang thai, đặc biệt khi thâm nhập sâu. Điều này có thể tránh được bằng các vị trí xâm nhập nông hoặc tư thế phụ nữ “bên trên”. Bạn cũng có thể bị đau bụng sau cơn cực khoái. Điều này gây nên các cơn co thắt nhỏ dồn dập, nhất là trong tam cá nguyệt thứ ba. Nó có thể giống như các cơ con thắt Braxton Hicks.

Trong thời gian mang thai, nhiều cặp vợ chồng thấy hứng thú nhiều hơn với màn dạo đầu bằng “miệng”.

4. Tôi đã không còn hứng kể từ khi có thai. Điều đó có bình thường không?

Có. Những thay đổi trong cơ thể kéo theo thay đổi trong ham muốn tình dục. Một số phụ nữ cảm thấy bản thân quyến rũ hơn bao giờ hết. Nhưng những người khác chỉ là mệt mỏi, buồn nôn, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên. Các kích thích tố cơ thể sản xuất trong thời kỳ mang thai được cho là một trong những lý do gây mất ham muốn.

Nguyên nhân nữa là do tâm lý. Nếu bạn suy nghĩ tích cực về việc mang thai và những thay đổi của cơ thể, bạn sẽ có cảm hứng nhiều hơn. Ngược lại, nếu bạn lo lắng về thai kỳ thì điều này sẽ tác động tiêu cực đến hứng thú. Những phụ nữ mắc trầm cảm thai kỳ có đời sống tình dục xấu đi.

Hầu hết các nghiên cứu cho thấy, tam cá nguyệt thứ hai là thời gian phụ nữ cảm thấy ham muốn nhất. Sau đó, ham muốn suy yếu trong tam cá nguyệt thứ ba.

5. Chồng tôi bị mất hứng khi tôi mang thai. Có bình thường không?

Có. Nam giới cảm thấy vợ mình vẫn hấp dẫn trong 3 tháng đầu nhưng sau đó, họ thấy hứng thú bị giảm. Điều này không hẳn là do anh ấy thấy bạn không còn hấp dẫn. Những lý do thiếu ham muốn của một ông bố bao gồm:

- Lo ngại “chuyện ấy” gây hại cho con.

- Lo lắng về sức khỏe của vợ.

Hãy trao đổi với người bạn đời một cách cởi mở và giải thích, “yêu” không có hại trong thời gian mang thai.

6. Quan hệ miệng có an toàn không?

Bình thường, quan hệ miệng không gây hại cho mẹ và bé. Trong thực tế, nó được coi là giải pháp thay thế tích cực nếu “giao ban” được xem là nguy hiểm.

Điều quan trọng cần tránh là không để người bạn đời thổi vào âm đạo của bạn. Thổi không khí có thể gây tắc nghẽn mạch máu (được gọi là thuyên tắc khí), có thể gây tử vong cho mẹ và bé.

7. Vị trí nào là thoải mái nhất khi mang thai?

Khi mang thai, bạn có thể thấy vị trí đàn ông ở trên là không thoải mái hơn cả. Hãy thử những tư thế sau:

- Phụ nữ “ở trên”: vị trí này được chứng minh là có liên quan đến sự thỏa mãn tình dục ở phụ nữ. Nó giúp bạn kiểm soát độ sâu xâm nhập.

- Nằm nghiêng: trọng lượng của người bạn đời không chèn lên tử cung của bạn.

- Nằm ngửa ở mép giường, cong đầu gối lại: đối phương có thể quỳ hoặc đứng phía trước.

- Úp thìa: cho phép thâm nhập nông. Đẩy sâu có thể gây khó chịu khi bụng bầu phát triển.

- Doggy: là vị trí tốt cho thời kỳ mang thai khi trọng lượng cơ thể không dồn lên khung xương chậu. Xâm nhập có thể khá sâu ở vị trí này. Nếu bạn thấy khó chịu, hãy gợi ý để người bạn đời “vào sâu” ít hơn.

- Hãy ngồi xuống: đây là vị trí không lo trọng lượng bị ép lên tử cung. Hãy thử ngồi trong lòng người bạn đời khi anh ấy ngồi trên một chiếc ghế. Bạn có thể kiếm soát tốc độ và chiều sâu xâm nhập bằng cách đứng lên hoặc ngồi xổm.

 Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo