- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tìm hiểu về tiền sản giật
Tiền sản giật còn được gọi là nhiễm độc thai nghén hoặc tăng huyết áp khi mang thai. Huyết áp cao làm co các mạch máu ở tử cung, khiến quá trình cung cấp oxy và dinh dưỡng cho bé bị chậm lại. Kết quả, sự phát triển của bé cũng bị chậm lại.
Tiền sản giật cũng làm tăng nguy cơ nhau thai bong non, trường hợp nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung trước khi chuyển dạ.
>> Phơi nắng phòng tiền sản giật
Yếu tố làm tăng nguy cơ tiền sản giật
Các yếu tố sau có thể làm phát triển nguy cơ tiền sản giật:
- Từng bị tiền sản giật.
- Bệnh mãn tính như tiểu đường, huyết áp cao hoặc rối loạn thận.
- Một người phụ nữ khác trong nhà (trong họ) của bạn từng bị chứng này (ví dụ mẹ, bà, chị em gái hoặc người dì).
- Thừa cân, béo phì.
- Mang song thai hoặc đa thai.
- Trên 40 tuổi.
- Có tiền sử hội chứng buồng trứng đa nang.
- Mắc hội chứng Lupus, viêm khớp dạng thấp...
Nguyên nhân gây tiền sản giật
Chưa ai biết chắc nguyên nhân gây tiền sản giật. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2000 của Anh nhận thấy, thai phụ uống vitamin C và vitamin E theo chỉ dẫn của bác sĩ ở nửa cuối thai kỳ giúp ngăn ngăn biến chứng này.
Các nghiên cứu khác đề nghị uống vitamin tổng hợp, có chứa axit folic cũng giúp ngăn chặn tiền sản giật.
Các triệu chứng của tiền sản giật
Các dấu hiệu nổi bật nhất của tiền sản giật gồm huyết áp cao, protein trong nước tiểu, sưng (phù nề) khuôn mặt và bàn tay, tăng cân đột ngột. Các triệu chứng khác gồm mờ mắt, đau đầu nặng, chóng mặt, đau bụng dữ dội.
Tiền sản giật nhẹ chỉ gây những triệu chứng mờ, chẳng hạn sưng nhẹ ở mặt, bàn tay và khó nhận biết.
Thời điểm xảy ra tiền sản giật
Tiền sản giật thường không bị phát hiện nếu không có kết quả kiểm tra máu hoặc xét nghiệm nước tiểu (cho thấy khả năng bị bệnh). Nếu tiền sản giật xảy ra khi thai phụ trên 36 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định chuyển dạ và người mẹ có thể sinh thường.
Tuy nhiên, nếu tiền sản giật xuất hiện sớm trong thai kỳ và người mẹ mang đa thai thì nguy cơ tăng lên đáng kể. Nếu điều này xảy ra, người mẹ có thể được chỉ định nghỉ ngơi, sử dụng thuốc hoặc phải nhập viện, cho đến khi sinh nở an toàn.
Các loại thuốc được chỉ định gồm thuốc kiểm soát huyết áp và thuốc giữ cho em bé ở trong tử cung mẹ càng lâu càng tốt.
Cách điều trị tiền sản giật
Điều trị tiền sản giật phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp và giai đoạn của thai kỳ. Nếu tiền sản giật nhẹ gần ngày sinh, cổ tử cung bắt đầu mỏng và giãn ra, bác sĩ có thể chỉ định dùng phương pháp kích thích sinh cho bạn. Nếu cổ tử cung chưa mở, bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi sức khỏe cho mẹ và bé cho đến ngày chuyển dạ.
Nếu tiền sản giật trước tuần thứ 37, bác sĩ có thể chỉ định cho người mẹ nghỉ ngơi tại giường, dùng thuốc trị huyết áp cho đến khi huyết áp của bạn ổn định hoặc cho đến lúc sinh con. Đôi khi, huyết áp của người mẹ vẫn tăng dù đã dùng thuốc và kích thích chuyển dạ là cách để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
Ngọc Huê
- Giới hạn an toàn khi làm đẹp, spa (00:50:00 05/10/2011)
- Hormone và cảm xúc của thai phụ (00:34:00 04/10/2011)
- Xử trí đầy bụng, khó tiêu (08:32:00 30/09/2011)
- Xoay thai bên ngoài (09:26:00 29/09/2011)
- Giảm đau đầu không cần dùng thuốc (10:38:00 28/09/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |