Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Tìm hiểu về đa ối

07:20:10 10/10/2011

Đa ối (dư ối – chứng Polyhydramnios) nghĩa là có quá nhiều nước ối trong tử cung (dạ con). Nó chiếm tỷ lệ chưa đầy 1% ở phụ nữ mang thai.



Nước ối (dịch ối) bao quanh em bé của bạn và bảo vệ bé khỏi tổn thương nếu có va chạm vào bụng hay bụng mẹ bị chèn ép. Chất lỏng này cũng đóng phần quan trọng trong việc bảo vệ bé chống lại nhiễm trùng, giúp phổi trưởng thành.

Lượng nước ối tăng dần lên cho đến khi đạt khoảng 800-1000ml tại tuần 36-37 của thai kỳ. Sau đó, lượng nước ối giảm nhẹ tới tuần 40. Bé thường xuyên nuốt nước ối và bài tiết qua các cơ quan trong cơ thể như cơ chế đi tiểu. Bằng cách này, bé tự kiểm soát số lượng nước ối xung quanh mình.

Khi khả năng cân bằng mong manh này bị phá vỡ, nước ối có thể tăng nhanh chóng (trường hợp nặng có thể lên tới 3000ml, gấp 3 bình thường). 

 

Nhận biết đa ối

Đa ối thường bắt đầu từ khoảng tuần thứ 30 của thai kỳ. Bạn có thể thấy bụng bầu lớn quá nhanh, làn da được kéo căng và sáng bóng. Bạn cũng có thể cảm thấy khó thở nhất là khi leo cầu thang. Các triệu chứng khác bao gồm đau bụng, ợ nóng nghiêm trọng, táo bón, chân sưng lên và giãn tĩnh mạch .

Khi bác sĩ tiến hành kiểm tra, kết quả có thể cho thấy bào thai lớn hơn so với tuổi. Bác sĩ cũng có thể khó khăn nghe nhịp tim thai vì quá nhiều chất lỏng xung quanh. Người mẹ cũng thấy khó khăn để cảm nhận thai đạp.

Siêu âm có thể xác định đa ối. Siêu âm sẽ đo lượng chất lỏng bao quanh bào thai, xác định chỉ số nước ối (AFI). Nếu AFI hơn 24cm thì là đa ối. Chỉ số AFI càng cao thì vấn đề càng nghiêm trọng hơn. 

Nguyên nhân gây đa ối

Không dễ tìm nguyên nhân gây đa ối và đôi khi, nguyên nhân không thể xác định. Đa ối có thể do trục trặc ở bé, ở nhau thai hay ở mẹ. Nguyên nhân có thể gồm:
 
- Có bệnh tiểu đường (không kiểm soát tốt lượng đường trong máu của bạn) gây tăng lượng nước tiểu của bé và làm gia tăng khối lượng nước ối.

- Mang thai đôi.

- Nhiễm trùng có ảnh hưởng đến em bé của bạn, chẳng hạn như rubella, toxoplasmosis và bệnh giang mai.

Một vấn đề bẩm sinh ở bé, xảy ra với khoảng 20% trường hợp của đa ối, là có thể do tắc nghẽn trong thực quản, có nghĩa rằng bé không thể nuốt nước ối và kiểm soát lượng nước ối xung quanh bé. Nó cũng có thể là một dấu hiệu cho thấy bé gặp vấn đề với hệ thống thần kinh trung ương hoặc với tim hay thận.

- Đôi khi, đa ối liên quan tới những em bé có bất thường nhiễm sắc thể, chẳng hạn như Down, hội chứng Edwards.

- Trong trường hợp rất hiếm, nhau thai có thể đã phát triển một khối u hoặc có thể là một vấn đề với các động mạch trong dây rốn.

Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy nhớ rằng hầu hết phụ nữ đa ối đều có thể sinh con khỏe mạnh, đặc biệt nếu tình trạng này là nhẹ.

Quản lý đa ối

Nếu bạn không biết có bệnh tiểu đường, bạn sẽ được chỉ định làm xét nghiệm dung nạp glucose để kiểm tra lượng đường trong máu. Nếu có tiểu đường, bạn sẽ được bác sĩ điều trị để giảm lượng đường trong máu. Điều này giúp giảm số lượng nước ối.

Siêu âm có thể giúp phát hiện vấn đề xảy ra với em bé của bạn. Nếu kết quả siêu âm cho thấy bào thai bình thường thì nguyên nhân đa ối có thể do cái khác.

Trong 2 tháng cuối, bạn có thể phải đi khám thai định kỳ thường xuyên hơn để đảm bảo thai kỳ đúng tiến độ. Tùy nguyên nhân gây thừa ối, bạn có thể phải dùng một loại thuốc làm giảm sản xuất nước tiểu ở bào thai. Điều này có thể gây các nguy cơ như chuyển dạ sớm hoặc nhau thai bắt đầu đứt khỏi thành tử cung.
 
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Bởi vì tử cung của bạn bị sưng, có thể gây sinh non. Bạn nên nhập viện ngay nếu vỡ nước ối hoặc bắt đầu xuất hiện các cơn co thắt.

Trong quá trình sinh nở

Khoảng 1/5 thai phụ đa ối chuyển dạ và sinh con sớm bởi vì tử cung của mẹ đơn giản là không thể giữ em bé với lượng chất lỏng lớn này thêm nữa. Điều quan trọng là bạn nên nhập viện nếu có dấu hiệu chuyển dạ trước tuần 37.

Ngay cả khi bạn sinh con đúng dự kiến thì bạn cũng cần được theo dõi cẩn thận. Lượng nước dư thừa trong tử cung khiến bé khó lọt đầu xuống xương chậu của mẹ. Vì thế, khi vỡ ối, có nguy cơ dây rốn sẽ cuốn vào đầu của bé. Nếu trường hợp này xảy ra, người mẹ cần được chỉ định mổ lấy thai.

Nguy cơ khác là tử cung đột ngột co lại khi nước ối vỡ. Bạn cũng có nguy cơ xuất huyết tăng khi em bé được sinh ra.

Nếu bạn bị tiểu đường, thai phát triển to thì bạn cũng cần bác sĩ theo dõi để đảm bảo em bé lọt xuống xương chậu của mẹ không gặp khó khăn. Đôi khi, vai của bé có thể bị kẹt khi bé lọt đầu xuống.

Bạn cần được chỉ định mổ đẻ trong các trường hợp, mang song sinh, bé nằm ngang, thai quá to...

Cách tốt nhất để đối phó với đa ối

Nếu bạn đang rất khó thở:

- Nghỉ ngơi nhiều hơn.

- Làm việc nhà ít và chậm hơn bình thường. Đề nghị được giúp đỡ.

Bạn cũng có thể xuất hiện chứng ợ nóng bởi vì tử cung chèn vào dạ dày. Hãy:

- Ăn một lượng nhỏ thường xuyên.

- Không nằm xuống sau bữa ăn; không ăn trước khi ngủ.

- Tránh những thực phẩm và đồ uống làm chứng ợ nóng tệ hơn như thức ăn béo, cafe, rượu.

- Ngủ kê cao gối.

- Bạn có thể dùng thuốc kháng axit từ bác sĩ.

Bạn cũng có thể luôn trong tâm tạng lo lắng. Hãy:

- Tham khảo thông tin về thai kỳ. Đăng ký lớp học tiền sản nếu có thể.

- Nếu có triệu chứng mới hoặc triệu chứng trở nên nặng, đừng ngần ngại đi khám.

- Tham khảo kinh nghiệm của những người mẹ từng bị đa ối.

Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo