Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Nhau cài răng lược

08:02:10 25/05/2011

Nhau thai thường gắn vào thành tử cung. Tuy nhiên, có một số trường hợp, nhau không bám như bình thường mà có thể vượt qua lớp niêm mạc tử cung quá sâu, bám rất chắc vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, xâm lấn vào các cơ quan lân cận như bàng quang, ruột... Tình trạng này gọi là nhau cài răng lược.

Nhau cài răng lược có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ và thai nhi. Tỷ lệ nhau cài răng lược ở thai phụ là khoảng 1/2500.

Có 3 dạng nhau cài răng lược tùy theo cấp độ

- Placenta accreta: xảy ra khi nhau thai bám quá sâu trong thành tử cung, nhưng nó không xâm nhập vào cơ tử cung. Tình trạng này phổ biến nhất, chiếm khoảng 75% trường hợp.

- Placenta increta: xảy ra khi nhau thai gắn sâu hơn vào thành tử cung và không thâm nhập vào các cơ tử cung. Tình trạng này chiếm khoảng 15% các trường hợp.

- Placenta percreta: xảy ra khi nhau thai xuyên qua toàn bộ tử cung và gắn vào một cơ quan như bàng quang. Chiếm khoảng 5% của tất cả các trường hợp. 

 

Nguyên nhân 

Nguyên nhân cụ thể của nhau cài răng lược là không rõ, nhưng nó có thể liên quan đến nhau tiền đạo và mổ đẻ trước đó. Nhau cài răng lược hiện diện ở 5-10% phụ nữ có nhau tiền đạo. Theo thống kê chung của thế giới, những phụ nữ đã sinh mổ lần 1 thì nguy cơ bị nhau cài răng lược ở lần mang thai tiếp theo tăng 4,5 lần so với người sinh thường.

Rủi ro của nhau cài răng lược cho em bé

Khi nhau cài răng lược xuất hiện thì nó có thể là yếu tố gây sinh non.

Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng của mẹ cũng như tiền sử dùng thuốc. Nghỉ nhiều, hạn chế đi lại và những lời khuyên khác sẽ được bác sĩ tư vấn cho thai phụ ở trường hợp này.
Chuyển dạ sớm và những biến chứng sau đó của nhau cài răng lược là mối quan tâm chính cho mẹ và bé. Chảy máu trong tam cá nguyệt thứ ba có thể là dấu hiệu cảnh báo nhau cài răng lược.

Rủi ro với mẹ

Mối lo cho người mẹ bị nhau cài răng lược là xuất huyết trong nỗ lực để tách nhau thai (nhau thai bám chắc vào tử cung). Xuất huyết nặng có thể đe dọa sức khỏe và tính mạng của thai phụ.

Mối quan tâm khác là có thể gây tổn thương cho tử cung và các cơ quan khác trong quá trình loại bỏ nhau thai. Cắt bỏ tử cung là can thiệp thông thường nhưng hậu quả để lại ở tử cung và khả năng thụ thai là rất lớn.

Điều trị

Không có biện pháp cụ thể dành cho thai phụ để ngăn chặn nhau cài răng lược. Nếu bạn bị phát hiện nhau cài răng lược, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ cho bạn với mục đích lập kế hoạch sinh nở và việc phẫu thuật tử cung nếu cần.


Ngọc Huê

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo