Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Phù mắt cá chân
09:41:10 03/05/2011
Sưng (phù) mắt cá chân thường xảy ra trong thai kỳ. Dưới đây là thông tin giải thích lý do vì sao mắt cá chân thường bị sưng khi có thai, cách khắc phục và dấu hiệu mắt cá chân sưng cảnh báo tiền sản giật.
Sưng mắt cá chân có thể là dấu hiệu của tiền sản giật nhưng trong phần lớn trường hợp, đó chỉ là khó chịu nhẹ do thai kỳ mang lại. Nếu bạn đã xét nghiệm âm tính với tiền sản giật thì sưng mắt cá chân chỉ là do giữ nước trong cơ thể mẹ và sự gia tăng trọng lượng ở bé. Nó cũng là một hình thức của phù mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Phù
Phù là trữ nước quá mức trong cơ thể, khiến nhiều cơ quan, cả mắt cá chân và chân của bạn như sưng lên. May mắn thay, phù khi mang thai thường không quá nguy hiểm và 75% người mẹ tương lai bị phù ở một số thời điểm mang thai. Phù còn có thể tiếp tục sau sinh rồi sau đó, nó tự giảm bớt và mất hẳn.
Do phù thường không gây đau đớn nên nhiều phụ nữ thậm chí còn không biết mình bị phù cho đến cuối ngày, họ ngồi xuống và nhìn thấy mắt cá chân sưng lên.
Điều trị mắt cá chân sưng
- Đặt chân lên và nghỉ ngơi: Khi ngồi, hãy đảm bảo cơ thể, nhất là bụng được nâng đỡ tốt. Tránh tư thế gây căng, đau lưng. Hãy kê chân của bạn lên một cái gối hay cái bục.
- Uống đủ nước: Điều này được khuyến khích trong thai kỳ. Ngoài ra, nước uống cũng giúp lọc hệ thống tuần hoàn, bài tiết thực sự có thể giúp cơ thể chống lại giữ nước. (Uống nước đều đặn trong suốt cả ngày chứ không phải là uống quá nhiều trong một lúc nào đó).
- Ăn ít muối. Điều này có thể làm cho cơ thể giữ nước. Hãy cố gắng tránh muối khi có thể.
- Cố gắng tránh giày chật: Một số phụ nữ mang thai còn có thói quen đi giày cao gót. Điều này càng khiến mắt cá chân sưng thêm.
- Tập thể dục: Giữ hoạt động thể dục trong thời kỳ mang thai có thể giúp ngăn ngừa phù. Chẳng hạn, bạn nên thường xuyên tập thể dục vừa phải và an toàn trong thai kỳ bao gồm đi bộ và bơi lội. Kéo và massage chân, bàn chân cũng rất hữu ích. Các hoạt động khác như yoga và pilates dành cho phụ nữ mang thai cũng được khuyến khích.
Lúc cần gặp bác sĩ
Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ của bạn. Đôi khi, phù có thể tăng do nhiệt nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
Sưng mắt cá chân có thể là dấu hiệu của tiền sản giật nhưng trong phần lớn trường hợp, đó chỉ là khó chịu nhẹ do thai kỳ mang lại. Nếu bạn đã xét nghiệm âm tính với tiền sản giật thì sưng mắt cá chân chỉ là do giữ nước trong cơ thể mẹ và sự gia tăng trọng lượng ở bé. Nó cũng là một hình thức của phù mà nhiều thai phụ phải đối mặt.
Phù
Phù là trữ nước quá mức trong cơ thể, khiến nhiều cơ quan, cả mắt cá chân và chân của bạn như sưng lên. May mắn thay, phù khi mang thai thường không quá nguy hiểm và 75% người mẹ tương lai bị phù ở một số thời điểm mang thai. Phù còn có thể tiếp tục sau sinh rồi sau đó, nó tự giảm bớt và mất hẳn.
Do phù thường không gây đau đớn nên nhiều phụ nữ thậm chí còn không biết mình bị phù cho đến cuối ngày, họ ngồi xuống và nhìn thấy mắt cá chân sưng lên.
Điều trị mắt cá chân sưng
- Đặt chân lên và nghỉ ngơi: Khi ngồi, hãy đảm bảo cơ thể, nhất là bụng được nâng đỡ tốt. Tránh tư thế gây căng, đau lưng. Hãy kê chân của bạn lên một cái gối hay cái bục.
- Uống đủ nước: Điều này được khuyến khích trong thai kỳ. Ngoài ra, nước uống cũng giúp lọc hệ thống tuần hoàn, bài tiết thực sự có thể giúp cơ thể chống lại giữ nước. (Uống nước đều đặn trong suốt cả ngày chứ không phải là uống quá nhiều trong một lúc nào đó).
- Ăn ít muối. Điều này có thể làm cho cơ thể giữ nước. Hãy cố gắng tránh muối khi có thể.
- Cố gắng tránh giày chật: Một số phụ nữ mang thai còn có thói quen đi giày cao gót. Điều này càng khiến mắt cá chân sưng thêm.
- Tập thể dục: Giữ hoạt động thể dục trong thời kỳ mang thai có thể giúp ngăn ngừa phù. Chẳng hạn, bạn nên thường xuyên tập thể dục vừa phải và an toàn trong thai kỳ bao gồm đi bộ và bơi lội. Kéo và massage chân, bàn chân cũng rất hữu ích. Các hoạt động khác như yoga và pilates dành cho phụ nữ mang thai cũng được khuyến khích.
Lúc cần gặp bác sĩ
Nếu sưng phù không giảm qua vài đêm hoặc sau một vài tiếng thấy phù nặng đến tay, mặt hoặc các bộ phận khác của cơ thể, hãy đi gặp bác sĩ của bạn. Đôi khi, phù có thể tăng do nhiệt nhưng một cuộc kiểm tra sức khỏe sẽ giúp bạn yên tâm hơn.
Ngọc Huê
Tin liên quan
- Đồ mặc ở nhà dễ thương (09:44:00 29/04/2011)
- Họa tiết đẹp trên áo bơi (14:00:00 28/04/2011)
- Hỏi - đáp về nỗi sợ chuyển dạ (13:02:00 28/04/2011)
- Đồ ăn cần tránh trong 3 tháng đầu (11:07:00 27/04/2011)
- Cải thiện số lượng tinh trùng (00:26:00 27/04/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Phù mắt cá chân
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo