- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tránh các nguy hiểm thai kỳ
Khi mang thai, bạn nên chú ý tránh xa những nguy hiểm trong công việc, ở nhà hay ngoài xã hội.
Hãy tránh xa những thứ sau:
• Hóa chất sử dụng trong sản xuất và các ngành công nghiệp; chẳng hạn chì, thủy ngân, clorua vinyl, dung dịch làm sạch, hơi sơn và dung môi.
• Động vật vì tiềm ẩn nguy cơ nhiễm toxoplasmosis.
• Tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là phát ban ở trẻ em.
• Tiếp xúc với chất thải độc hại.
• Tiếp xúc với mức độ bức xạ ion hóa, có thể phát từ các thiết bị như máy in, máy photocopy và màn hình máy tính. Dù bức xạ ở những thiết bị đó phần lớn là không nguy hiểm cho bạn hoặc con bạn nhưng cần phải cẩn thận.
Nếu bạn là một phụ nữ khỏe mạnh, với một thai kỳ bình thường và làm việc tại một công việc không có mối nguy hiểm lớn, bạn có thể làm việc cho đến gần ngày sinh dự kiến.
Giao tiếp xã hội
Nhiễm trùng có thể bắt nguồn từ những tiếp xúc thường ngày. Hãy đeo khẩu trang ở nơi đông người khi có dịch bệnh, tránh xa người lớn hoặc các bé đang bị sốt hay có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Cảm lạnh có thể không gây hại cho bé của bạn nhưng tốt nhất bạn phải tránh được sốt. Nếu thân nhiệt quá cao, hãy hỏi bác sĩ của bạn về loại thuốc hạ sốt an toàn (paracetamol thường được khuyến cáo là an toàn trong thai kỳ với liều lượng nhỏ). Bạn cũng có thể sử dụng một quạt để làm mát và hạ nhiệt độ xuống nếu đó là mùa nóng. Đừng uống thuốc cảm cúm có chứa kháng histamin.
Có một số bằng chứng cho thấy virus cúm đặc biệt nguy hiểm có thể gây ra sẩy thai.
Nguy cơ lây nhiễm cao nhất
Trong 12 tuần đầu của thai kỳ, hãy cố gắng hết sức để tránh tiếp xúc với bất cứ ai nghi có bệnh, đặc biệt là những bé hay ốm, những người bị sốt cao...
Thai phụ mắc quai bị sẽ có nguy cơ sẩy thai cao hơn một chút nếu đang ở trong 12 tuần đầu tiên. Bạn không được chủng ngừa bệnh quai bị trong thai kỳ vì nó là một loại văcxin sống, có thể ảnh hưởng đến em bé.
Thủy đậu là hiếm ở người trưởng thành, vì vậy nó không phổ biến trong thai kỳ. Có một số bằng chứng cho thấy bệnh có thể gây dị tật thai nhi.
Nếu bạn có con nhỏ khi đang mang thai, nên tạm cách ly với bé nếu bé bị bệnh. Nếu bạn là giáo viên, hãy tránh tiếp xúc với những em nhỏ đang bị ốm sốt.
Ngọc Huê
- Váy bầu ren sang trọng (08:45:00 23/03/2011)
- Chống muỗi an toàn (09:11:00 22/03/2011)
- Áo bầu đón hè sang (10:18:00 21/03/2011)
- Mẹo lau chùi an toàn cho bà bầu (09:00:00 21/03/2011)
- Tìm hiểu bào thai trong quý III (10:09:00 18/03/2011)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |