Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Vô sinh thứ cấp phổ biến hơn sơ cấp
09:57:10 07/02/2011
Nếu sau 6 tháng ‘cố gắng’ mà chưa có thai, chắc bạn sẽ lo lắng và thất vọng. Tuy nhiên, các chuyên gia trấn an rằng, nếu ‘thả tự do’ dưới 1 năm vẫn không ‘dính’ thì chưa nên vội vã hoảng sợ.
Tỷ lệ thành công
Trong bất kỳ tháng nào, cơ hội thụ thai ở nhiều cặp đôi chỉ là 20-25%. Hầu hết các cặp vợ chồng có khả năng thấy “tin vui” nếu họ quan hệ đều đặn mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong 6 tháng liên tục. Nhưng cũng có đến 25% trường hợp mất đến 2 năm để thụ thai, dù không có trục trặc nào về sức khỏe. Theo thống kê, có đến 1/7 số cặp đôi gặp khó khăn khi muốn có thai và tính trên toàn thế giới thì xấp xỉ 80 triệu cặp vợ chồng.
Một số chuyên gia chia vô sinh hiếm muộn thành 2 loại:
- Vô sinh sơ cấp: xảy ra khi một cặp vợ chồng không thể có thai theo cách tự nhiên.
- Vô sinh thứ cấp: là đã có một lần mang thai (từng có con hoặc bị sảy thai) nhưng lần tiếp theo lại khó khăn khi muốn mang thai tự nhiên. Thật ngạc nhiên vì vô sinh thứ cấp lại phổ biến hơn vô sinh sơ cấp.
Nếu bạn đã từng có con nhưng việc mang thai lần sau không thuận lợi, bạn hãy xem xét vài yếu tố:
- Có thể bạn đã tái hôn (người chồng mới có vấn đề nào về sinh sản không?). Nhớ rằng, nếu bạn lớn tuổi thì tuổi tác có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản, nhất là phụ nữ.
- Lối sống của bạn hiện tại thế nào? Stress, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, cơ thể mang bệnh có thể cản trở thụ thai.
Cách giải quyết
- Nếu bạn chưa có con sau một năm “cố gắng” thì bạn cũng đừng quá sợ hãi. Hãy thư giãn để lấy lại tinh thần cho bản thân và người chồng của bạn. Tất nhiên, bạn cũng nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn thay vì ngồi nhà “đoán già, đoán non”.
- Tìm hiểu biểu đồ rụng trứng của bạn để tìm ngày có xác suất thụ thai cao nhất tháng. Cũng nên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát lối sống của hai vợ chồng bạn để làm tăng cơ hội có thai tự nhiên.
>> Nguyên nhân khó thụ thai
Tỷ lệ thành công
Trong bất kỳ tháng nào, cơ hội thụ thai ở nhiều cặp đôi chỉ là 20-25%. Hầu hết các cặp vợ chồng có khả năng thấy “tin vui” nếu họ quan hệ đều đặn mà không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào trong 6 tháng liên tục. Nhưng cũng có đến 25% trường hợp mất đến 2 năm để thụ thai, dù không có trục trặc nào về sức khỏe. Theo thống kê, có đến 1/7 số cặp đôi gặp khó khăn khi muốn có thai và tính trên toàn thế giới thì xấp xỉ 80 triệu cặp vợ chồng.
Nếu bạn không dễ mang thai bé thứ hai
Một số chuyên gia chia vô sinh hiếm muộn thành 2 loại:
- Vô sinh sơ cấp: xảy ra khi một cặp vợ chồng không thể có thai theo cách tự nhiên.
- Vô sinh thứ cấp: là đã có một lần mang thai (từng có con hoặc bị sảy thai) nhưng lần tiếp theo lại khó khăn khi muốn mang thai tự nhiên. Thật ngạc nhiên vì vô sinh thứ cấp lại phổ biến hơn vô sinh sơ cấp.
Nếu bạn đã từng có con nhưng việc mang thai lần sau không thuận lợi, bạn hãy xem xét vài yếu tố:
- Có thể bạn đã tái hôn (người chồng mới có vấn đề nào về sinh sản không?). Nhớ rằng, nếu bạn lớn tuổi thì tuổi tác có khả năng ảnh hưởng đến sinh sản, nhất là phụ nữ.
- Lối sống của bạn hiện tại thế nào? Stress, chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, cơ thể mang bệnh có thể cản trở thụ thai.
Cách giải quyết
- Nếu bạn chưa có con sau một năm “cố gắng” thì bạn cũng đừng quá sợ hãi. Hãy thư giãn để lấy lại tinh thần cho bản thân và người chồng của bạn. Tất nhiên, bạn cũng nên đi khám chuyên khoa để được tư vấn thay vì ngồi nhà “đoán già, đoán non”.
- Tìm hiểu biểu đồ rụng trứng của bạn để tìm ngày có xác suất thụ thai cao nhất tháng. Cũng nên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát lối sống của hai vợ chồng bạn để làm tăng cơ hội có thai tự nhiên.
>> Nguyên nhân khó thụ thai
Ngọc Huê (Theo Madeformum)
Tin liên quan
- Lượng magiê cho thai phụ (10:00:00 07/02/2011)
- Vitamin D và bà bầu (00:41:00 06/02/2011)
- Những món cần tránh trong ngày lễ (23:45:00 02/02/2011)
- Bà bầu vui khỏe ngày lễ Tết (23:32:00 02/02/2011)
- Ngừa sạm da khi có bầu (09:33:00 28/01/2011)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Vô sinh thứ cấp phổ biến hơn sơ cấp
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo