Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Thay đổi thể chất trước cơn chuyển dạ
07:40:10 09/12/2010
Sắp đến ngày ‘nhảy ổ’, nhiều phụ nữ cảm thấy cơn đau âm ỉ ở lưng dưới, tương tự trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.
Cơn đau lưng thế này có thể xuất hiện và biến mất trong nhiều thời điểm khác nhau của thai kỳ. Nhưng cơn đau lưng dưới trước chuyển dạ là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé (hoặc do ngôi thai ngược).
Một số phụ nữ cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Nếu bạn thấy đau lưng suốt tối hoặc ban đêm, bạn hãy thử dùng một túi chườm nóng (hoặc một chai nước ấm), mang theo lên giường. Nếu bạn khó ngủ, hãy cố gắng thư giãn và chườm giảm đau.
Nếu bạn thấy cơn đau xuất hiện cả ngày, bạn cũng nên nghỉ ngơi ngay khi có thể và cố gắng không mang vác vật nặng. Một số thai phụ thư giãn bằng ra ngoài với bạn bè, số khác làm việc nhẹ trong nhà. Điều quan trọng là bạn nên ăn uống đủ để có sức khỏe tốt.
Chất nhờn âm đạo, có thể lẫn máu
Trong thời gian mang thai, cơ thể sản xuất ra chất nhầy dày ở cổ tử cung, làm việc như một nút chai để bảo vệ tử cung khỏi vi khuẩn từ bên ngoài. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn, đôi khi tiết ra rất nhiều dịch.
Dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ có thể mang đặc điểm như sau: dịch nhầy có thể thay đổi màu sắc, từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.
Nôn, cảm giác buồn nôn
Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm chia sẻ, họ nôn hoặc cảm thấy buồn nôn tại nhiều thời điểm trong suốt cơn chuyển dạ. Đôi khi, cảm giác nôn và buồn nôn xảy ra trước cơn chuyển dạ nhưng thông thường, nó “góp mặt” ở giai đoạn 1 và giai đoạn chuyển tiếp của chuyển dạ.
Nếu bạn bị nôn, đừng ngừng uống, vài ngụm nước lọc giúp bạn dễ chịu hơn. Hãy cố gắng ăn uống nhiều một khi bạn có thể chịu đựng được nhưng không ép buộc mình. Nếu thích, bạn hãy thử đồ ăn nhẹ như soup hay sữa chua, hoa quả tươi, bánh mỳ... giúp bạn tích trữ năng lượng lại không bị mất nước.
Một số thai phụ “mê” nước lê hay nước táo ép vì chúng không quá ngọt. Thai phụ nên tránh nước nhiều axit như nước dứa, nước cam vì chúng có thể làm tăng cơn ợ nóng.
>> Dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ
Cơn đau lưng thế này có thể xuất hiện và biến mất trong nhiều thời điểm khác nhau của thai kỳ. Nhưng cơn đau lưng dưới trước chuyển dạ là dấu hiệu cho thấy cổ tử cung đã mềm và “chín” chuẩn bị cho sự ra đời của em bé (hoặc do ngôi thai ngược).
Một số phụ nữ cảm thấy cơn đau lưng bắt nguồn từ xương chậu và đau quanh xương chậu. Sự linh hoạt giữa các dây chằng ở xương chậu (gây nên cơn đau) cho phép xương của mẹ co giãn tốt, chuẩn bị cho sự chào đời của bé.
Nếu bạn thấy đau lưng suốt tối hoặc ban đêm, bạn hãy thử dùng một túi chườm nóng (hoặc một chai nước ấm), mang theo lên giường. Nếu bạn khó ngủ, hãy cố gắng thư giãn và chườm giảm đau.
Nếu bạn thấy cơn đau xuất hiện cả ngày, bạn cũng nên nghỉ ngơi ngay khi có thể và cố gắng không mang vác vật nặng. Một số thai phụ thư giãn bằng ra ngoài với bạn bè, số khác làm việc nhẹ trong nhà. Điều quan trọng là bạn nên ăn uống đủ để có sức khỏe tốt.
Những thay đổi cơ thể khác khi cận kề ngày sinh:
Chất nhờn âm đạo, có thể lẫn máu
Trong thời gian mang thai, cơ thể sản xuất ra chất nhầy dày ở cổ tử cung, làm việc như một nút chai để bảo vệ tử cung khỏi vi khuẩn từ bên ngoài. Đến cuối thai kỳ, cổ tử cung trở nên mỏng và mềm hơn, đôi khi tiết ra rất nhiều dịch.
Dịch âm đạo cảnh báo chuyển dạ có thể mang đặc điểm như sau: dịch nhầy có thể thay đổi màu sắc, từ trắng trong sang màu kem và có thể lốm đốm máu (máu có thể đỏ tươi, hồng hoặc màu nâu tối).
Nếu bạn tiết dịch nhiều nhưng chưa có những cơn co thắt thì cũng được xem như dấu hiệu sắp chuyển dạ. Tốt nhất là không nên quá hoang mang bởi vì với nhiều người mẹ, sự tiết dịch âm đạo thường xuất hiện trước đó vài ngày, thậm chí hàng tuần mới đến ngày sinh nở.
Nôn, cảm giác buồn nôn
Nhiều phụ nữ có kinh nghiệm chia sẻ, họ nôn hoặc cảm thấy buồn nôn tại nhiều thời điểm trong suốt cơn chuyển dạ. Đôi khi, cảm giác nôn và buồn nôn xảy ra trước cơn chuyển dạ nhưng thông thường, nó “góp mặt” ở giai đoạn 1 và giai đoạn chuyển tiếp của chuyển dạ.
Nếu bạn bị nôn, đừng ngừng uống, vài ngụm nước lọc giúp bạn dễ chịu hơn. Hãy cố gắng ăn uống nhiều một khi bạn có thể chịu đựng được nhưng không ép buộc mình. Nếu thích, bạn hãy thử đồ ăn nhẹ như soup hay sữa chua, hoa quả tươi, bánh mỳ... giúp bạn tích trữ năng lượng lại không bị mất nước.
Một số thai phụ “mê” nước lê hay nước táo ép vì chúng không quá ngọt. Thai phụ nên tránh nước nhiều axit như nước dứa, nước cam vì chúng có thể làm tăng cơn ợ nóng.
>> Dấu hiệu cảnh báo chuyển dạ
Ngọc Huê (Theo Birth)
Tin liên quan
- 4 thay đổi ở ngực khi mang thai (07:53:00 09/12/2010)
- Điều cần biết về tiểu đường thai kỳ (10:29:00 08/12/2010)
- Đồ ngủ cho bà bầu (07:30:00 07/12/2010)
- Nhức mỏi tay trong thai kỳ (00:12:00 06/12/2010)
- Giảm thiểu căng thẳng khi 'bầu bí' (08:00:00 03/12/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Thay đổi thể chất trước cơn chuyển dạ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo