Billboard
- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Điều cần biết về tiểu đường thai kỳ
10:09:10 08/12/2010
Một số trường hợp, thai phụ mắc tiểu đường nhận thấy họ liên tục khát, cực kỳ mệt mỏi và cần đi tiểu liên tục. Nhưng triệu chứng tiểu đường không phải lúc nào cũng rõ ràng; vì thế, cách đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh là thông qua kiểm tra lượng đường trong nước tiểu.
Nhìn ở góc độ khoa học
Bất kể thứ gì bạn ăn vào, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là insulin, điều hòa lượng đường trong máu. Khi có thai, cơ thể cần thêm insulin và nếu không sản xuất đủ, lượng đường trong máu có thể cao bất thường – hiện tượng được biết đến là tiểu đường thai kỳ.
Khi ấy, bạn cần phải được kiểm tra thường xuyên, bởi vì tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ về sức khỏe như cao huyết áp hoặc tiền sản giật.
Chẩn đoán
Tại mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng đường trong nước tiểu cho bạn, để biết lượng đường tăng cao hay không. Khá nhiều thai phụ tăng lượng đường trong nước tiểu dù không mắc tiểu đường, vì thế, đừng lo lắng nếu tình trạng này xảy đến với bạn nhưng bạn cần làm xét nghiệm nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm máu, giúp chỉ ra lượng đường tăng cao hoặc xét nghiệm glucose tổng quát tại bệnh viện. Đây là xét nghiệm đi kèm với xét nghiệm máu. Bạn được chỉ định uống một cốc nước đường và làm xét nghiệm lại để xem lượng đường hấp thu vào cơ thể thế nào. Nếu lượng đường trong máu vẫn cao sau 2 tiếng đồng hồ, nó chỉ ra rằng cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin.
Điều trị
Trong nhiều trường hợp, chọn đồ ăn giàu carbonhydrate, hoa quả, rau xanh và ít chất béo, ngọt, muối là cần thiết để kiểm soát tiểu đường. Bạn cũng được khuyên nên ăn ít nhưng thường xuyên để hỗ trợ cơ thể sản xuất insulin; đồng thời, bạn nên làm xét nghiệm lượng đường trong máu đều đặn để biết cách điều chỉnh phù hợp.
Khoảng 10-30% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần tiêm insulin.
Ảnh hưởng tới bào thai
Trong hầu hết trường hợp, tiểu đường thai kỳ không phát triển cho đến quý thứ II – thời điểm bào thai đã hình thành các tổ chức nội tạng; vì thế, mức độ ảnh hưởng đến thai nhi là thấp.
Tuy nhiên, nếu tiểu đường không được kiểm soát hiệu quả, quá nhiều glucose có thể đi qua nhau thai và khiến bào thai nặng cân quá mức. Một bào thai to kéo theo nguy cơ sinh non và phải mổ đẻ. Nếu nghi ngờ bé bị ảnh hưởng bởi tiểu đường từ mẹ, bác sĩ có thể cho mổ đẻ quanh tuần thứ 38.
Sau khi bé chào đời, hàm lượng đường trong máu của bé có thể thấp và bé cần được kiểm tra thường xuyên cho đến khi lượng đường quay lại mức bình thường.
Điều cần biết sau sinh
Lượng đường trong máu sẽ quay lại mức bình thường sau sinh nhưng bạn cần làm xét nghiệm glucose tổng quát sau 6 tuần. Bạn có thể mắc tiểu đường một lần nữa trong lần mang thai tới. Tuy nhiên, bạn có thể hạ thấp nguy cơ bằng cách ăn uống khỏe mạnh và trao đổi với bác sĩ để nhận những lời khuyên hữu ích.
Đối tượng nguy cơ
Bạn dễ mắc tiểu đường thai kỳ nếu:
- Trên 35 tuổi.
- Nặng cân.
- Gia đình có tiền sử bệnh.
- Từng mắc bệnh ở lần mang thai trước.
- Từng sinh con thừa cân.
- Từng mang song thai / đa thai.
Nhìn ở góc độ khoa học
Bất kể thứ gì bạn ăn vào, cơ thể sẽ sản xuất ra một loại hormone gọi là insulin, điều hòa lượng đường trong máu. Khi có thai, cơ thể cần thêm insulin và nếu không sản xuất đủ, lượng đường trong máu có thể cao bất thường – hiện tượng được biết đến là tiểu đường thai kỳ.
Khi ấy, bạn cần phải được kiểm tra thường xuyên, bởi vì tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ về sức khỏe như cao huyết áp hoặc tiền sản giật.
Chẩn đoán
Tại mỗi lần khám thai, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra hàm lượng đường trong nước tiểu cho bạn, để biết lượng đường tăng cao hay không. Khá nhiều thai phụ tăng lượng đường trong nước tiểu dù không mắc tiểu đường, vì thế, đừng lo lắng nếu tình trạng này xảy đến với bạn nhưng bạn cần làm xét nghiệm nhiều hơn.
Ngoài ra, bạn có thể phải tiến hành xét nghiệm máu, giúp chỉ ra lượng đường tăng cao hoặc xét nghiệm glucose tổng quát tại bệnh viện. Đây là xét nghiệm đi kèm với xét nghiệm máu. Bạn được chỉ định uống một cốc nước đường và làm xét nghiệm lại để xem lượng đường hấp thu vào cơ thể thế nào. Nếu lượng đường trong máu vẫn cao sau 2 tiếng đồng hồ, nó chỉ ra rằng cơ thể bạn không sản xuất đủ insulin.
Điều trị
Trong nhiều trường hợp, chọn đồ ăn giàu carbonhydrate, hoa quả, rau xanh và ít chất béo, ngọt, muối là cần thiết để kiểm soát tiểu đường. Bạn cũng được khuyên nên ăn ít nhưng thường xuyên để hỗ trợ cơ thể sản xuất insulin; đồng thời, bạn nên làm xét nghiệm lượng đường trong máu đều đặn để biết cách điều chỉnh phù hợp.
Khoảng 10-30% phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cần tiêm insulin.
Ảnh hưởng tới bào thai
Trong hầu hết trường hợp, tiểu đường thai kỳ không phát triển cho đến quý thứ II – thời điểm bào thai đã hình thành các tổ chức nội tạng; vì thế, mức độ ảnh hưởng đến thai nhi là thấp.
Tuy nhiên, nếu tiểu đường không được kiểm soát hiệu quả, quá nhiều glucose có thể đi qua nhau thai và khiến bào thai nặng cân quá mức. Một bào thai to kéo theo nguy cơ sinh non và phải mổ đẻ. Nếu nghi ngờ bé bị ảnh hưởng bởi tiểu đường từ mẹ, bác sĩ có thể cho mổ đẻ quanh tuần thứ 38.
Sau khi bé chào đời, hàm lượng đường trong máu của bé có thể thấp và bé cần được kiểm tra thường xuyên cho đến khi lượng đường quay lại mức bình thường.
Điều cần biết sau sinh
Lượng đường trong máu sẽ quay lại mức bình thường sau sinh nhưng bạn cần làm xét nghiệm glucose tổng quát sau 6 tuần. Bạn có thể mắc tiểu đường một lần nữa trong lần mang thai tới. Tuy nhiên, bạn có thể hạ thấp nguy cơ bằng cách ăn uống khỏe mạnh và trao đổi với bác sĩ để nhận những lời khuyên hữu ích.
Đối tượng nguy cơ
Bạn dễ mắc tiểu đường thai kỳ nếu:
- Trên 35 tuổi.
- Nặng cân.
- Gia đình có tiền sử bệnh.
- Từng mắc bệnh ở lần mang thai trước.
- Từng sinh con thừa cân.
- Từng mang song thai / đa thai.
Ngọc Huê (Theo Motherandbaby)
Tin liên quan
- Đồ ngủ cho bà bầu (07:30:00 07/12/2010)
- Nhức mỏi tay trong thai kỳ (00:12:00 06/12/2010)
- Giảm thiểu căng thẳng khi 'bầu bí' (08:00:00 03/12/2010)
- Thuốc chống dị ứng và bà bầu (07:50:00 03/12/2010)
- Khỏe mạnh khi nhà nuôi mèo (07:51:00 02/12/2010)
Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
Điều cần biết về tiểu đường thai kỳ
ADS_home_content_3
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |
Quảng cáo