- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Dấu hiệu, ngăn ngừa sinh non
Một thai kỳ đày đủ thường kéo dài 40 tuần. Sinh non chỉ tình trạng sinh nở trước tuần thứ 37.
Thông thường, nguyên nhân cụ thể của sinh non là không rõ ràng. Tuy nhiên, bằng cách chăm sóc bản thân tốt, bạn sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và điều này, làm giảm tỷ lệ sinh non.
Lý do sinh non gây lo lắng
Sinh non là bé chào đời quá sớm và có khả năng đối mặt với những rủi ro: nhẹ cân, khó thở, các cơ quan chưa hoàn thiện và nguy cơ nhiễm trùng đe dọa đến tính mạng. Những bé sinh non cũng có tỷ lệ học kém cao, chậm phát triển và các vấn đề về hành vi.
Những trường hợp có nguy cơ sinh non
- Có tiền sử sinh non.
- Mang song thai / đa thai.
- Có vấn đề ở tử cung, cổ tử cung và nhau thai.
- Người mẹ hút thuốc, uống rượu hoặc dùng chất gây nghiện.
- Một số nhiễm trùng gồm nhiễm trùng nước ối và nhiễm trùng đường sinh dục của mẹ.
- Nhẹ cân hoặc thừa cân trước khi có thai hoặc tăng cân quá nhiều – quá ít trong thai kỳ.
- Stress nghiêm trọng, như cái chết của người thân hay bạo lực gia đình.
- Mang bệnh mãn tính như cao huyết áp hay tiểu đường.
Ngăn ngừa sinh non
Không có cách nào tránh sinh non hoàn toàn nhưng có nhiều việc để bạn nuôi dưỡng một thai kỳ khỏe mạnh:
- Khám thai thường xuyên: giúp bác sĩ theo dõi tốt sức khỏe của mẹ và bé. Hãy trao đổi với bác sĩ bất kỳ triệu chứng nào mà bạn quan tâm ngay cả khi chúng ngớ ngẩn hoặc không quan trọng.
- Ăn thức ăn lành mạnh: trong thời gian mang thai, bạn cần thêm canxi, axit folic, sắt và các chất dinh dưỡng khác. Bổ sung vitamin, ngay cả lúc trước khi mang thai (theo chỉ dẫn của bác sĩ) có thể giúp bạn khỏe mạnh hơn.
- Kiểm soát các bệnh mãn tính: tiểu đường hoặc cao huyết áp có thể gây sinh non. Hãy thống nhất với bác sĩ để hạn chế những rủi ro do bệnh tật.
- Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ: nếu bạn phát triển các dấu hiệu của sinh non, bác sĩ có thể đề nghị bạn làm việc ít hơn và nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Tránh các chất nguy hiểm: nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ thuốc lá ngay lập tức. Hút thuốc có thể kích thich sinh non. Rượu và các chất gây nghiện cũng vậy. Ngay cả những loại thuốc không theo toa cũng nguy hiểm như thế. Nên hỏi bác sĩ thật cẩn thận trước khi dùng bất cứ loại thuốc bổ sung nào.
- Hỏi bác sĩ về “chuyện ấy”: “yêu” không bị cấm cho những thai phụ khỏe mạnh nhưng nó cần được giới hạn nếu bị ra máu, có vấn đề ở nhau thai hay cổ tử cung.
- Kiểm soát căng thẳng: nên dành thời gian yên tĩnh để thư giãn mỗi ngày. Nên yêu cầu giúp đỡ khi bạn thấy quá stress.
- Chăm sóc răng: Đánh răng và dùng chỉ tơ nha khoa hàng ngày, đồng thời, nên ghé thăm nha sĩ của bạn thường xuyên. Một số nghiên cứu cho rằng, bệnh về răng có thể liên quan đến sinh non.
- Nếu bạn có tiền sử sinh non hoặc nghi ngờ sinh non, bác sĩ có thể tiêm hormone progesterone cho bạn theo định kỳ để ngừa sinh non.
Dấu hiệu sinh non
Với nhiều thai phụ, triệu chứng sinh non rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp, sinh non không có dấu hiệu cụ thể. Nên nghĩ đến sin non nếu:
- Các cơn co thắt xảy ra hơn tám lần mỗi giờ (cảm giác thắt chặt ở bụng, gợi nhớ cơn đau kinh nguyệt).
- Đau lưng âm ỉ.
- Cảm giác căng đau vùng xương chậu.
- Tiêu chảy.
- Ra máu lốm đốm hoặc chảy máu.
- Âm đạo chảy nước.
Nếu cơn ‘báo động’ là giả
Khi bạn đang phải đối đầu với những cơn co thắt, hãy uống một cốc nước quả. Nếu là chuyển dạ giả, nước quả giúp chặn cơn co thắt của bạn. Trường hợp khác, hãy nằm nghiêng về bên trái, để tăng lưu thông đến tử cung, đồng thời ngăn chặn cơn co thắt. Nếu bạn đang ở viện, bác sĩ sẽ dùng một màn hình để kiểm tra cho bạn. Nếu cổ tử cung vẫn đóng, bạn có thể được chỉ định dùng thuốc để chặn các cơn co thắt.
Nếu cơn co thắt vẫn tiếp tục
Nhiều thai phụ có dấu hiệu chuyển dạ gần ngày sinh dự kiến. Tuy nhiên, cũng có khi, thai phụ thấy dấu hiệu chuyển dạ ở tuần thứ 23-34. Lúc đó, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc tạm dừng chuyển dạ (thuốc tiêm hoặc uống). Hoặc tiêm steroid để tăng tốc độ trưởng thành cho phổi của bé. Sau 34 tuần, steroid có thể không cần thiết bởi vì phổi của bé đã đủ trưởng thành.
Đối mặt với sinh non
Cơn chuyển dạ khi sinh non cũng giống như bình thường. Bạn nên thư giãn và tập các kỹ thuật hít – thở để kiểm soát cơn đau, có thể tìm các biện pháp giảm đau từ bác sĩ.
Khả năng phục hồi và mang thai lại
Sinh non không ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của bạn so với sinh bình thường. Tuy nhiên, sau khi sinh, người mẹ có thể căng thẳng về sức khỏe của bé. Bé sinh non đòi hỏi được chăm sóc y tế chuyên sâu sau khi chào đời, có khi phải ở lại bệnh viện lâu. Đây là khoảng thời gian bận rộn và căng thẳng.
Khi có tiền sử sinh non, bạn có nguy cơ sinh non tiếp. Nên trao đổi với bác sĩ khi bạn muốn mang thai lần tới.
Ngọc Huê (Theo Mayoclinic)
- 'Yêu' an toàn trong thai kỳ (08:55:00 01/09/2010)
- Đối phó với mệt mỏi thai kỳ (08:32:00 31/08/2010)
- Bà bầu phong cách trẻ trung (09:25:00 30/08/2010)
- Hỏi - đáp về sảy thai (09:23:00 30/08/2010)
- Dấu hiệu cần cảnh giác (09:54:00 27/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |