- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Hỏi - đáp về sảy thai
Một thai phụ băn khoăn: ‘Sảy thai có phổ biến không?’
Tham khảo giải đáp từ Health như sau, khoảng 15-25% thai kỳ chấm dứt bằng xảy thai. Hầu hết trong số đó xảy ra ở 13 tuần đầu tiên hoặc 3 tháng đầu tiên.
Một số thắc mắc phổ biến về sảy thai khác:
Liệu tuổi tác có ảnh hưởng đến sảy thai
Với phụ nữ độ tuổi 20-30, nguy cơ sảy thai là 15%. Tại tuổi 35, tỷ lệ sảy thai có thể lên tới ¼ và ở tuổi 40 là gần 1/3.
Nguyên nhân sảy thai là gì
Hầu hết sảy thai là do gene và không thể ngăn ngừa được. Tuy nhiên, sảy thai không có nghĩa là sức khỏe của người mẹ bất ổn và không thể tiếp tục có con. 90% trường hợp sảy thai vẫn có một thai kỳ khác khỏe mạnh. Dù thực tế, tỷ lệ sảy thai tái phát là cao thì ngay cả người có 3-4 lần sảy thai liên tiếp vẫn có cơ hội thành công sau đó.
Sảy thai có những triệu chứng nào
- Co rút khung xương chậu.
- Đau ở lưng dưới hoặc bụng.
- Giảm bất thường các triệu chứng nghén như đột nhiên mất buồn nôn hay căng ngực.
Có dấu hiệu ẩn của sảy thai không?
- Ra máu lốm đốm, không đau.
- Có chất lỏng từ âm đạo nhưng không đau hoặc chảy máu.
Làm sao bác sĩ biết tôi đã bị sảy
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng xương chậu cho bạn. Điều này giúp xác định kích thước tử cung và cổ tử cung, đồng thời, xem cổ tử cung có mở không. Siêu âm cũng là cách chẩn đoán xem tim thai còn hay không.
Bạn cũng cần được xét nghiệm máu để kiểm tra lượng hormone. Sụt giảm hormone trong thai kỳ cũng cho thấy bạn đã bị sảy.
Có thể phòng ngừa sảy thai không
Nhiều sảy thai xuất hiện mà không ngăn ngừa được. Tuy nhiên, có thể làm giảm tỷ lệ sảy thai bằng cách chăm sóc tốt bản thân của bạn, không dùng thuốc bừa bãi, không uống rượu hay hút thuốc. Nếu bạn có tiền sử sảy thai liên tiếp, bác sĩ có thể khuyên bạn kiểm tra di truyền để xem liệu bạn (hay chồng bạn) có bất thường nhiễm sắc thể, ảnh hưởng đến trứng hoặc tinh trùng không.
Bác sĩ sẽ cung cấp thông tin giúp giảm nguy cơ sảy thai liên tiếp cho bạn. Có thể gồm cả việc tránh sinh hoạt vợ chồng hoặc tránh một số hình thức luyện tập khi mới mang thai.
Điều gì xảy ra sau sảy thai
Bạn có thể ra máu lốm đốm và khó chịu trong vài ngày. Tuy nhiên, cần đi khám ngay nếu bạn bị chảy máu nặng, sốt, ớn lạnh hoặc đau nghiêm trọng – chúng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Nhiều khuyến cáo rằng, phụ nữ nên tránh mang thai lại trong 3 tháng đầu sau sảy.
>> Tìm hiểu về sảy thai
Ngọc Huê
- Dấu hiệu cần cảnh giác (09:54:00 27/08/2010)
- 3 dấu hiệu cảnh báo thai lưu (14:08:00 26/08/2010)
- Những mẫu áo bầu mùa thu (13:21:00 25/08/2010)
- 5 mẹo ngừa rạn da cho bà bầu (11:21:00 24/08/2010)
- Dùng túi chườm nóng khi bà bầu đau cơ (15:33:00 22/08/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |