- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
4 "không" trong ăn uống của thai phụ
Trước tiên, thai phụ không nên dùng thực phẩm chứa chất ngọt nhân tạo.
Việc sử dụng các chất làm ngọt nhân tạo như saccharin, sucralose (Splenda), và aspartame nên được giảm bớt (hoặc loại bỏ) trong thời gian mang thai. Trong đó, saccharin liên quan đến vấn đề về bàng quang ở bào thai (ung thư bàng quang) nếu được tiêu thụ với số lượng lớn. Chất ngọt nhân tạo được tìm thấy trong nước ngọt, một số đồ ăn… Tốt nhất bạn nên uống nước quả tự ép hoặc mật ong, nếu muốn đồ ngọt.
3 lưu ý còn lại từ thức ăn cho bà bầu, từ Surebaby:
2. Không caffein
Trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn nên giới hạn số lượng caffein hoặc tránh caffein được thì càng tốt. Caffein, giống như nhiều thức ăn khác sẽ đi qua nhau thai, vào tới bào thai. Tiêu thụ số lượng lớn caffein có liên quan đến sảy thai, bé sơ sinh nhẹ cân, thiếu máu ở cả mẹ và con, sinh non…
Caffein có thể làm giảm chất lỏng trong cơ thể, gây nên mất nước cho mẹ. Bên cạnh cafe, caffein còn được tìm thấy trong số lượng lớn thức ăn và đồ uống như trà, nước ngọt, nước tăng lực, chocolate, coca và trong thành phần của nhiều loại thuốc.
Bác sĩ đề nghị, bạn có thể tiêu thụ dưới 300mg caffein mỗi ngày (khoảng 2 cốc cafe) nhưng nên dùng thực phẩm không có caffein là tốt nhất, đặc biệt trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.
3. Không thủy, hải sản nhiều thủy ngân
Có một số loại cá, hải sản bạn nên tránh còn một số nên hạn chế khi mang thai. Một số loại cá có mức thủy ngân cao, do ô nhiễm công nghiệp. Thủy ngân tích tụ trong cá gây tổn hại cho bào thai, nhất là bộ não và hệ thần kinh.
Cá chứa lượng thủy ngân cao mà bạn nên tránh hoàn toàn gồm cá mập, cá kiếm, cá thu, cá cờ Ấn Độ. Hạn chế tiêu thụ cá trê, cá tuyết, cà ngừ, cá hồi, cá minh thái (pollock) và thậm chí là cả tôm.
Không bao giờ được ăn cá sống hoặc cá chưa nấu chín vì chúng có thể bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn có hại.
4. Không thức ăn sống (chưa được nấu chín)
Trong thời gian mang thai, các loại thực phẩm chưa được nấu chín hoặc các loại sữa nghi ngờ về độ tiệt trùng thì cần tránh hoàn toàn. Thực phẩm kiểu này có thể chứa vi khuẩn như listeria, salmonella, toxoplasmosis và E. Coli, gây sinh non và dị tật bẩm sinh, sảy thai và thai lưu.
Nên tránh xa hải sản sống (con có vỏ như sò, ốc…), thịt chưa nấu chín, xúc xích (trừ khi bạn nấu chín lại), nguyên liệu rau mầm (cỏ đinh lăng, cỏ ba lá và củ cải), nguyên liệu thô và chỉ được nấu chín một phần (gồm cả bánh quy, bánh ngọt).
Ngoài ra, phomat mềm như phomat feta, dê, camembert, roquefort và phomai Mexico thì nên tránh.
Ngọc Huê
- Làn da của bà bầu (09:00:00 23/07/2010)
- Tránh ngạt mũi cho thai phụ (09:11:00 22/07/2010)
- Áo cộc tay cho bà bầu (08:53:00 21/07/2010)
- Đau chân khi mang bầu (08:45:00 21/07/2010)
- Một số thực phẩm tốt cho bà bầu (09:13:00 20/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |