- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
8 nguyên nhân ra máu ở bà bầu
Có khá nhiều lý do gây chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu mang thai. Tuy nhiên, nhiều lý do trong số ấy chưa được làm sáng tỏ. Khoảng 30% thai phụ bị ra máu nhưng siêu âm vẫn cho kết quả bình thường, thai nhi khỏe mạnh và tăng trưởng tốt.
Nếu ra máu tái phát, bạn cần đi khám ngay. Dưới đây là một số nguyên nhân nguy hiểm khi ra máu, từ Birth:
1. Sảy thai
Ra máu trong thời gian đầu thai kỳ có thể cảnh báo sảy thai (hoặc triệu chứng sắp sảy thai). Khoảng dưới 30% phụ nũ thấy ra máu trong giai đoạn đầu mang thai là bị sảy thai.
Thai ngoài tử cung chỉ tình trạng trứng được thụ tinh cấy ở nơi nào đó ngoài tử cung (thường là trong ống dẫn trứng). Theo ước tính, khoảng 1% số thai phụ phải đối mặt với thai ngoài tử cung. Triệu chứng phổ biến của thai ngoài tử cung là đau nặng ở bụng dưới (thường trong tuần 5-8 của thai kỳ). Tuy nhiên một số thai phụ chỉ thấy bị ra máu lốm đốm, kéo dài.
Đôi khi, bạn không biết mình đã có thai, chỉ thấy giống như một kỳ kinh nguyệt nhưng bất thường (nhẹ hoặc nặng hơn bình thường); ra máu lốm đốm kéo dài; máu ra có màu tối sẫm (như nước mận).
3. Khối u
Khối u ở vùng kín tự chảy máu hoặc chảy máu do chà xát khi “quan hệ”. Một số khối u lành sẽ giảm kích thước hoặc biến mất trong vài tháng sau sinh. Bác sĩ chỉ giúp bạn loại bỏ khối u nếu nó gây chảy máu liên tục hoặc làm cho bạn khó chịu.
4. Viêm âm đạo
Ra máu có thể do âm đạo bị nhiễm trùng hoặc nhiễm nấm. Nếu nghi ngờ bị viêm âm đạo, bạn nên đi khám để bác sĩ kiểm tra xem đó là viêm loại nào, có cần điều trị không… Tùy thuộc vào từng loại viêm, bạn có thể được bác sĩ chỉ định uống kháng sinh hoặc dùng thuốc chống nấm.
5. Ra máu do hormone
Một số thai phụ tiếp tục ra máu ở khoảng tuần 4-8-12 và 16 của thai kỳ. Điều này do thay đổi bởi hormone khi mang thai. Tình trạng ra máu này phổ biến nhất vào những tuần đầu của thai kỳ nhưng vẫn có thể xuất hiện vào cuối thai kỳ.
6. Ra máu sau khi ‘yêu’
Mang thai khiến tử cung mềm, quá trình cung cấp máu ở đây cũng tăng lên. Với một số phụ nữ, “chuyện ấy” gây ra máu nhẹ trong vài tiếng (hoặc vài ngày), máu màu đỏ tươi hoặc màu nâu.
7. Tế bào thay đổi trong cổ tử cung
Chảy máu vùng kín có thể do thay đổi trong cổ tử cung, có nguy cơ dẫn tới ung thử cổ tử cung. Điều này có thể xảy đến với những phụ nữ không mang thai. Tốt nhất, hãy đi làm xét nghiệm Pap (bác sĩ lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung để kiểm tra ung thư cổ tử cung) 1-2 năm trước khi mang thai hoặc trong lần khám thai đầu tiên.
8. Mất mát khi mang song thai hoặc đa thai
Điều này là do một bào thai bị chết trong giai đoạn sớm của thai kỳ trong khi các bào thai khác vẫn tiếp tục tồn tại và có một bé (hoặc một cặp song sinh) chào đời khi số bào thai ban đầu là 2 hoặc 3. Sự mất mát này có thể không được chú ý vì thai phụ không phải phẫu thuật. Bào thai không còn tồn tại sẽ tự tiêu biến mà không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và các bào thai còn lại.
Ngọc Huê
- Băn khoăn về tóc của thai nhi (09:04:00 28/07/2010)
- Tìm hiểu về vỡ ối (10:09:00 27/07/2010)
- Thay đổi bào thai ở tuần 17 (19:54:00 25/07/2010)
- 4 'không' trong ăn uống của thai phụ (08:00:00 25/07/2010)
- Làn da của bà bầu (09:00:00 23/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |