- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Làn da của bà bầu
Trong ba tháng đầu, bạn có thể thấy những thay đổi trên làn da của mình: Da khô và nhạy cảm hơn hoặc trở nên nhờn, dễ nổi mụn.
Bạn có thể dùng sữa rửa mặt, nước hoa hồng làm se lỗ chân lông, kem giữ ẩm phù hợp. Tuy nhiên, cần tránh rửa mặt thường xuyên (1-2 lần/ngày là đủ) vì rửa mặt nhiều sẽ gây khô da.
Đừng lạm dụng thuốc trị mụn khi mang thai vì chúng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tránh các chất tẩy rửa, kem giữ ẩm có chứa chất hóa học exfoliant vì nó làm bào mòn làn da. Hãy nói chuyện với bác sĩ khi bạn cần các sản phẩm trị mụn.
Những rắc rối khác ở làn da khi mang bầu, từ Motheranbaby như sau:
Nhạy cảm hơn
Làn da dễ nhạy cảm hơn với tia UVA (UVB) khi bạn đang mang thai. Hãy tránh ánh nắng mặt trời, nhất là vào ban trưa. Nên mặc quần áo dài, rộng rãi để các tia cực tím không xuyên qua da của bạn được.
Quá trình mang thai có thể gây da sậm màu; vì thế, cần sử dụng kem dưỡng ẩm với SPF (chỉ số chống nắng) ít nhất là 15 (ngay cả những ngày u ám hay trong mùa đông). Bạn cũng có thể nhận thấy nốt ruồi, tàn nhang, núm vú trở nên sẫm màu hơn; nốt ruồi và những nốt tàn nhang mọc nhiều hơn. Điều này thông thường là tạm thời vì chúng sẽ mờ dần sau khi bạn sinh con. Những đường sọc màu đen có thể xuất hiện trên bụng và thường mất hẳn sau khi bạn có em bé.
Ngứa da
Da khô, ngứa và nhiều lúc khiến bạn như phát điên. Bạn đừng vội bực vì khô, ngứa da là tình trạng tương đối phổ biến của thai kỳ. Hãy nhớ uống đủ nước mỗi ngày vì nó khiến làn da của bạn đủ độ ẩm từ bên trong. Nếu bị ngứa liên tục, bạn nên đi khám. Ngứa da có thể liên quan đến chức năng gan, thận và cũng có khả năng gây tổn hại cho bào thai.
Rạn da
Vấn đề nhiều thai phụ lo lắng là rạn da. Những vết rạn thường xuất hiện trên ngực, bụng, đùi khi mô đàn hồi của da bị phá vỡ do sự tăng trưởng của bào thai. Ban đầu, vết rạn mang màu đỏ nhưng sau đó mờ dần thành một màu xám bạc. Rạn da có yếu tố di truyền. Nếu mẹ của bạn bị rạn da thì có khả năng, bạn cũng bị như thế.
Đừng quá lo vì hầu hết các vết rạn sẽ biến mất sau sinh. Trường hợp hiếm, như viêm da có mụn nhỏ có thể gây hại cho bé của bạn. Vì thế, nếu rạn da đi kèm những triệu chứng bất thường, hãy đi khám ngay.
Những dấu hiệu cần đi khám
Những mảng phát ban, gây ngứa có thể xuất hiện toàn cơ thể, có những điểm trông như vết cắn của côn trùng. Dấu hiệu này có thể xảy ra vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ và tiến triển nặng hơn khi có bất thường ở hàm lượng hormone. Nó có thể không gây biến chứng cho mẹ nhưng lại gây hại cho bé nếu không được điều trị.
Phát ban, kèm những nốt nhô lên, ngứa ngáy, xuất hiện bắt đầu ở bụng, lây lan tới đùi khoảng tuần thứ 34 nhưng thường biến mất sau sinh. Nghiên cứu gần đây cho thấy, điều này có thể do các tế bào của thai nhi xâm lấn vào làn da của mẹ, có thể điều trị bằng corticosteroid, theo yêu cầu của bác sĩ.
Ngọc Huê
- Tránh ngạt mũi cho thai phụ (09:11:00 22/07/2010)
- Áo cộc tay cho bà bầu (08:53:00 21/07/2010)
- Đau chân khi mang bầu (08:45:00 21/07/2010)
- Một số thực phẩm tốt cho bà bầu (09:13:00 20/07/2010)
- Hỏi - đáp về siêu âm 4D (10:38:00 18/07/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |