- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ
Mang thai là khoảng thời có nhiều thay đổi nhất về tâm sinh lý. Đó cũng là thời điểm cần phải quan tâm đến sức khỏe răng miệng của bạn.
Có một câu chuyện vui như sau: “Nếu mỗi lần mang thai, bạn rụng một chiếc răng là do bé đã lấy đi lượng canxi bé cần từ chiếc răng của mẹ”. Mẩu chuyện này ám chỉ 2 điều:
- Cần chăm sóc kỹ lưỡng răng miệng trong thời kỳ mang thai (để không bị rụng răng).
- Cần có chế độ dinh dưỡng tốt để đáp ứng nhu cầu canxi cho bào thai.
Mảng bám răng là lớp màng dính, không màu, hình thành trên răng hàng ngày |
Bà bầu hay ăn vặt và không vệ sinh răng miệng kỹ cũng khiến việc hình thành mảng bám gia tăng, mức độ viêm lợi (nướu) và sâu răng nặng.
Ảnh hưởng đến bé
Một vài nghiên cứu cho thấy các bệnh viêm nướu nặng có liên quan đến việc sinh non và sinh con thiếu cân. Ngoài ra, hiện nay người ta đã phát hiện ra rằng, người mẹ chính là nguyên nhân lây truyền vi khuẩn gây sâu răng sang bé sơ sinh. Trong khi, những người mẹ có sức khỏe răng miệng tốt, không bị sâu răng thường sinh con khỏe mạnh. Do đó, giữ vệ sinh răng miệng khỏe mạnh và điều trị sâu răng phát sinh trong khi mang thai cũng là quyết định giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng của bé.
Ngăn ngừa
Hàng ngày, đánh răng đúng cách là các phương pháp hiệu quả giúp loại bỏ các mảng bám răng đồng thời giữ cho bề mặt răng và các mô nướu khỏe mạnh.
Để bé có hàm răng khỏe từ trong bụng mẹ
Thực phẩm sử dụng trong quá trình mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện của bé, trong đó có sức khỏe răng miệng.
Răng của bé bắt đầu phát triển ở dưới nướu răng trong khoảng từ ba đến sáu tháng đầu khi mang thai. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng thích hợp trong thời gian này có vai trò rất quan trọng. Việc ăn đầy đủ các chất protein, canxi, photpho và các vitamin A, C và D sẽ giúp đảm bảo sức khỏe của hàm răng của bé sau này.
Florua cũng là một khoáng chất quan trọng đối với việc phát triển một hàm răng khỏe mạnh. Khi sinh bé, nha sĩ và bác sĩ nhi khoa sẽ khuyên bạn nên bổ sung lượng florua thế nào cho hợp lý để bảo vệ hàm răng của bạn và con bạn.
Ngọc Huê (Theo Cda)
- Ngứa liên quan đến chức năng gan (08:00:00 07/05/2010)
- Đau hông ở bà bầu (08:07:00 06/05/2010)
- Tiểu cầu thấp ở tuần 24 (08:04:00 05/05/2010)
- Thai 12 tuần tuổi (09:01:00 04/05/2010)
- 10 cách thư giãn cho bà bầu (09:06:00 03/05/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |