- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Tiêu chảy cuối quý III
Một thai phụ băn khoăn: ‘Tôi bị tiêu chảy vào cuối thai kỳ. Điều này có ảnh hưởng gì không?’.
Tham khảo câu trả lời từ Babycenter:
Thai phụ có thể xuất hiện dấu hiệu bị tiêu chảy nhẹ trước khi chuyển dạ. Ngòai ra, còn có những nguyên nhân khác sau đây:
- Thuốc kháng sinh và thuốc làm giảm độ axit trong dạ dày (antacid) cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mắc chứng tiêu chảy.
- Một số loại kẹo nhiều đường hoặc sữa (và các sản phẩm từ sữa) có thể khiến nhóm thai phụ bị dị ứng với lactose (chất có trong sữa) mắc chứng tiêu chảy.
- Thai phụ mắc bệnh về dạ dày như viêm dạ dày, hội chứng kích thích đường ruột (irritable bowel syndrome) có thể mắc tiêu chảy mạn tính.
- Nếu bạn bị táo bón và không thể đi tiêu trong vài ngày. Nhưng đột nhiên sau đó, bạn đi tiêu phân lỏng thì có thể do bị tắc nghẽn phân. Phân lỏng có thể dẫn tới chứng tiêu chảy. Trường hợp này, thai phụ sẽ mắc kèm một số triệu chứng khác như đau bụng, nôn và buồn nôn. Tình trạng nặng sẽ dẫn tới chứng tắc ruột. Khi đó, thai phụ cần đi khám và điều trị sớm.
- Ngay cả khi không mang thai thì nguyên nhân mắc tiêu chảy có thể là do virus hoặc bạn bị ngộ độc thức ăn.
Nếu bị nhiễm virus hoặc ngộ độc thức ăn nhẹ, tiêu chảy sẽ được cải thiện trong vòng 24 giờ (hoặc sớm hơn). Điều quan trọng là bạn cần uống đủ nước, thức ăn có tính trung hòa là chuối, cơm, bánh mỳ nướng. Nếu tiêu chảy tiếp tục nhiều hơn 1 ngày, bạn nên đi khám ngáy. Ngoài ra, cần đi khám ngay lập tức nếu tiêu chảy kèm đau bụng hoặc sốt; tiêu chảy nặng; phân có lẫn máu và mủ; bị mất nước..
Ngọc Huê
- Khởi đầu quý 2 của thai kỳ (00:56:00 10/05/2010)
- Chăm sóc răng miệng trong thai kỳ (00:00:00 10/05/2010)
- Ngứa liên quan đến chức năng gan (08:00:00 07/05/2010)
- Đau hông ở bà bầu (08:07:00 06/05/2010)
- Tiểu cầu thấp ở tuần 24 (08:04:00 05/05/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |