- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
Viêm âm đạo ở bà bầu
Viêm âm đạo (bacterial vaginosis – BV) có nguyên nhân từ sự mất cân bằng giữa các loại vi khuẩn có sẵn trong âm đạo.
Thông thường, vi khuẩn có lợi, gọi là lactobacilli, giữ vai trò chính ở âm đạo. Thai phụ mắc BV là do có quá ít lactobacilli, khiến các vi khuẩn khác phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các chuyên gia vẫn chưa biết chắc rằng, điều gì gây nên sự mất cân bằng này.
Ảnh hưởng đến thai kỳ
Nếu bị viêm âm đạo, người mẹ sẽ có nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân. Một số nghiên cứu còn khẳng định mối liên quan giữa BV và sảy thai ở quý II. Tuy nhiên, mối liên quan đó chưa thực sự rõ ràng. Các chuyên gia chưa biết vì sao một số người mẹ mắc BV phải kết thúc bằng sinh non trong khi một số người mẹ khác cũng mắc bệnh lại không như thế.
Thai phụ bị nhiễm nấm còn có thể gia tăng những bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia.
Triệu chứng
Khoảng ½ số phụ nữ mắc BV mà không có triệu chứng nào. Số còn lại thường xuất hiện dấu hiệu:
- Dịch tiết âm đạo màu trắng hoặc xám, mùi tanh như cá.
- Dịch tiết xuất hiện nhiều sau khi quan hệ vợ chồng.
- Cảm giác nóng bừng khi đi tiểu.
- Ngứa ngáy, khó chịu.
Hãy đi khám ngay khi bạn xuất hiện 1 trong những triệu chứng trên. Bác sĩ sẽ kiểm tra dịch âm đạo để xem bạn có bị nhiễm nấm không, nấm loại gì, sau đó mới tư vấn cách dùng thuốc là uống, đặt hay bôi ngoài da.
Điều trị
Nếu mắc BV, thai phụ có thể dùng được kháng sinh, loại an toàn. Điều quan trọng là cần dùng thuốc đúng liều ngay cả khi triệu chứng của bệnh đã dứt hẳn. Thuốc chữa nấm có thể gồm cả thuốc đặt âm đạo và dung dịch vệ sinh âm đạo.
Trên thực tế, nấm âm đạo có thể tái phát vào bất kỳ lúc nào. Khoảng 30% phụ nữ tái phát bệnh trong vòng 3 tháng sau đó. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt phần lớn vi khuẩn gây BV nhưng đồng thời, nó cũng phá hủy nhiều vi khuẩn có lợi. Hãy đi khám ngay khi bạn bị tái phát bệnh.
Phòng tránh
Một số cách để ngăn ngừa nấm âm đạo:
- Đảm bảo hai vợ chồng không mắc bệnh ở vùng kín.
- Nếu bạn hoặc người nhà hút thuốc thì đây là lý do để bỏ thuốc lá. Khói thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc BV.
- Tránh thụt rửa, dùng thuốc xịt (xà phòng) để vệ sinh vùng kín. Hóa chất có trong những sản phẩm này có thể làm mất cân bằng vi khuẩn trong âm đạo. Khi mang thai, càng không được thụt rửa. Một số trường hợp, thụt rửa ảnh hưởng đến túi nước ối, kích thích chuyển dạ sớm hoặc sảy thai.
- Quần áo rộng thoáng, đồ lót cotton thấm hút tốt, vệ sinh vùng kín đúng cách cũng là biện pháp giúp thai phụ ngừa nấm âm đạo.
Ngọc Huê (Theo Babycenter)
- 7 nhầm tưởng về rạn da (08:14:00 24/03/2010)
- Thực phẩm giàu DHA cho thai phụ (07:58:00 23/03/2010)
- 10 kiểu áo rực rỡ cho bụng bầu (10:54:00 21/03/2010)
- Hành lý đi 'vượt cạn' (11:00:00 19/03/2010)
- Trường hợp dễ thai ngoài tử cung (08:09:00 18/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |