- google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
-
Ưu điểm của thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên là tác dụng hiệu quả mà lại ...
-
Thai nhi nặng cân dễ gặp khó khăn khi sinh và gây nguy hiểm cho não bé.
-
‘Mọc râu’, chảy dãi, tè dầm… là những tình huống có thể khiến mẹ bầu lúng túng.
-
Tuổi tác, nghề nghiệp bố mẹ, stress, bệnh đường tình dục,... liên quan đến sự ...
-
Bé đạp vào bụng mẹ bao gồm việc bé 'nấc', bé trở mình, nhào lộn và ...
-
Thai nhi trong bụng mẹ phải học thở, tập nhai và đôi khi cũng buồn, khóc như ...
-
Nhiều mẹ đã từng sinh mổ còn phàn nàn rằng họ thường xuyên bị ngứa ở vết mổ...
-
Ở các thành phố công nghiệp nếu bé được thụ thai mùa đông dễ có nguy cơ dị tật ...
-
Nếu đã có dấu hiệu chuyển dạ 3-4 tiếng mà ối chưa vỡ thì cơn chuyển dạ sẽ kéo ...
7 ghi chú du lịch an toàn cho bà bầu
Thai phụ có thể đi du lịchan toàn nhưng cần lên kế hoạch, chuẩn bị kỹ càng.
Dưới đây là những lưu ý trước khi bạn có ý định đi du lịch, tổng hợp từ Babycenter:
1. Trao đổi với bác sĩ
Hãy hỏi bác sĩ xem bạn có phù hợp cho một chuyến du lịch? Có điều gì cần tránh? Phương tiện nào thì phù hợp? Một số thai phụ có nguy cơ về sức khỏe sẽ bị cấm đi du lịch.
2. Xem xét lịch khám thai
Kiểm tra xem thời gian đi chơi có trùng với thời điểm khám thai định kỳ không? Một số xét nghiệm quan trọng được tiến hành vào những thời điểm nhất định trong thai kỳ:
- Lấy mẫu nhung màng đệm (CVS): tuần 10-12 trong thai kỳ.
- Chọc dò ối: tuần 15-18.
- Xét nghiệm glucose: tuần 24-28.
- Xét nghiệm khuẩn liên cầu nhóm B: tuần 35-37.
- Nếu kết quả xét nghiệm máu của bạn là âm tính với Rh (Rh-) thì bạn cần tiêm globulin miễn dịch ở tuần thứ 28.
Nếu bạn quyết định tiến hành một trong số những xét nghiệm trên thì bạn cần thêm thời gian chờ kết quả trước khi bắt đầu chuyến đi.
3. Lưu địa chỉ và số điện thoại của bệnh viện gần nhất
Trước khi xuất hành, cần chuẩn bị một danh sách tên và số điện thoại của bệnh viện nơi bạn định đến, phòng trường hợp khẩn cấp. Nếu đang ở trong quý II-III, có thể mang theo hồ sơ khám thai. Hồ sơ gồm tên tuổi của bạn, tuổi của thai, ngày sinh dự kiến, địa chỉ khám thai trước đó, tiền sử bệnh, kết quả siêu âm và xét nghiệm…
4. Đảm bảo mang theo đủ thuốc và viên uống bổ sung
Những loại thuốc, vitamin, viên uống bổ sung như canxi, sắt, magiê… được bác sĩ chỉ định thì bạn cần mang theo trong chuyến du lịch. Ngay cả khi điểm đến là thành phố lớn, sẵn có những loại thuốc kể trên.
5. Mua bảo hiểm
Bảo hiểm du lịch giúp bạn an tâm hơn cho một chuyến đi. Nhất là với những chuyến du lịch nước ngoài, bạn càng cần kiểm tra bảo hiểm dành cho chuyến đi đó.
6. Chuẩn bị những chuyện ngoài mong đợi
Nếu có thời gian, bạn có thể tham dự câu lạc bộ (diễn đàn) dành cho bà bầu khi muốn đi du lịch. Kiến thức, kinh nghiệm được trao đổi qua đó sẽ giúp bạn vững tin hơn. Không nên mạo hiểm, nhất là khi bạn muốn du lịch một mình.
7. Nếu muốn bay trong quý III, hãy kiểm tra thông tin của hãng máy bay
Mỗi hãng máy bay có những quy định cụ thể cho phép thai phụ bay trong những tháng cuối khi không có chỉ định từ bác sĩ. Nhưng phần lớn trường hợp, bà bầu không nên bay sau tuần 36, trừ khi quá cần thiết.
Ngọc Huê
- Dấu hiệu stress nhẹ ở bà bầu (08:04:00 31/03/2010)
- Bầu xinh với váy liền (07:58:00 30/03/2010)
- Cuộc sống của bé trong bụng mẹ (08:25:00 29/03/2010)
- Ngăn ngừa sinh non (07:20:00 26/03/2010)
- Phong thủy với bà bầu (07:09:00 25/03/2010)
Code_FB ADS_681x |
Video 336x288 |