Billboard
ADS_Top_Right
  • Bigsize
    Bigsize
  • google.com, pub-4530016804051003, DIRECT, f08c47fec0942fa0
Tiêu điểm

Ngăn ngừa dị tật thai với axit folic

08:48:10 15/10/2009

Axit folic còn được biết đến với dạng tự nhiên là folate hoặc vitamin B9. Axit folic đặc biệt cần thiết cho thai phụ và những người sắp mang thai.

Tác dụng của axit folic

- Axit folic giúp phòng tránh dị tật ống thần kinh thai nhi (dị tật liên quan đến xương sống và bộ não của thai). Dị tật ống thần kinh ở bé có thể được định hình từ rất sớm; thậm chí, trước khi bạn biết tin mình có thai.

Các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ cần bổ sung axit folic (theo chỉ dẫn của bác sĩ) một tháng trước khi định mang thai và trong suốt quý I của thai kỳ. Cách này có tác dụng phòng tránh dị tật ống thần kinh cho bé khoảng 50-70%.

- Một số nghiên cứu cho biết, axit folic làm giảm nguy cơ sứt môi, hở hàm ếch và phòng tránh dị tật tim bẩm sinh cho bé.

- Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng cần axit folic để tái tạo hồng cầu, phòng tránh thiếu máu. Một số nghiên cứu khác cho thấy, axit folic còn có tác dụng ngăn ngừa chứng tiền sản giật cho mẹ.

Hàm lượng axit folic cần thiết

Để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho bé, mẹ cần bổ sung 400mcg axit foilic mỗi ngày, bắt đầu ít nhất từ một tháng trước khi có ý định mang thai. Khá nhiều loại vitamin hỗn hợp có chứa axit folic; vì thế, nếu đã dùng vitamin bổ sung, có thể bác sĩ sẽ không chỉ định cho bạn uống axit folic nữa.

Khi đã mang thai, bạn có thể được bác sĩ cho dùng 600mcg axit folic mỗi ngày. Bạn cần uống đủ, uống đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý dừng uống axit folic giữa chừng, ngay cả khi kiểm tra thai cho kết quả bình thường.

Nếu hàm lượng axit folic có trong vitamin bổ sung chỉ bằng một nửa so với quy định (khoảng 300mcg), bạn không được uống gấp đôi lượng vitamin bổ sung. Thay vào đó, bạn cần lời tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ, có thể đổi sang uống riêng axit folic và vitamin. Cũng có trường hợp, vitamin bổ sung có chứa đến 800-1000mcg axit folic; vì thế, bạn cần lưu ý.

Không uống hơn 1000mcg axit folic mỗi ngày, trừ khi có chỉ định của bác sĩ. Sử dụng axit folic quá liều, thai phụ dễ bị ngộ độc.

Một số nghiên cứu cho thấy, nhóm người mẹ thừa cân có nguy cơ sinh con dị tật ống thần kinh cao hơn. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần đi khám sức khỏe trước khi có kế hoạch mang thai. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng hơn 400mcg axit folic mỗi ngày.

Nếu người mẹ có tiền sử sinh con mắc dị tật ống thần kinh thì trước khi có ý định mang thai tiếp, cần đi khám cẩn thận. Khoảng 2-5% người mẹ sinh con mắc dị tật ống thần kinh lần một sẽ sinh con mắc dị tật ống thần kinh lần hai.

Nguồn thực phẩm giàu axit folic

Nhiều loại bánh quy, ngũ cốc dinh dưỡng dành cho bà bầu được bổ sung axit folic. Mỗi phần ăn đáp ứng khoảng 20% nhu cầu axit folic một ngày.

Những loại thức ăn chứa folate (dạng tự nhiên của axit folic) là: cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt); súp lơ xanh (bông cải xanh), mướp; hoa quả và nước quả thuộc họ cam quýt; đậu đỗ…

Lưu ý: Cơ thể người mẹ có khả năng hấp thu hầu như hoàn toàn lượng axit folic bổ sung nhưng lại chỉ hấp thu được một phần axit folic qua thức ăn; bởi vì, folate thường bị mất do bảo quản và hao hụt trong quá trình đun nấu.

Dấu hiệu thiếu axit folic

Triệu chứng thiếu hụt axit folic thường rất mơ hồ: có thể là tiêu chảy, kém ăn, sụt cân hoặc đau đầu, đau lưỡi, tim đập nhanh, dễ cáu kỉnh. Nếu triệu chứng nhẹ, thai phụ thường không có biểu hiện gì.

 Ngọc Huê (Theo Babycenter)

Bình luận
Chưa có phản hồi
Bạn phải đăng nhập mới có thể bình luận
ADS_home_content_3
Trái
Phải
  • Sale
    Sale
LR_left_1
LR_right_1
Tin Ảnh

DV Văn Anh khoe giấy đăng ký kết hôn

Hai diễn viên Văn Anh và Tú Vi chính thức là vợ chồng.
Code_FB
 
 
ADS_681x
Trình độ học vấn của tôi là:
336x288
681x90
Quảng cáo